Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Loạn cảm họng là gì, điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Tôi có tìm hiểu rất nhiều về loạn cảm họng và thấy mình có những triệu chứng đúng như vậy. Tôi rất muốn được tư vấn và điều trị! (Phạm Nguyên Hoàng - Lào Cai)
Trả lời
Chào Nguyên Hoàng,
Loạn cảm họng thường thể hiện ở cảm giác chủ quan có dị vật mắc trong họng (cảm giác bị hóc xương) hoặc có khối u phát triển, chèn ép họng (ám ảnh sợ ung thư họng).
Tuy nhiên cảm giác vướng mắc này chỉ cảm nhận thấy khi nuốt nước bọt suông, còn khi ăn và uống lại hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân thường gặp gây loạn cảm họng là trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá...
Về mặt điều trị, người bệnh khi nghi ngờ có loạn cảm họng cần đến khám tại BV tai mũi họng hay chuyên khoa tai mũi họng thuộc BV đa khoa nào khác để BS kê thuốc hỗ trợ cho phù hợp tùy mức độ nặng của bệnh, có thể cân nhắc nội soi tai mũi họng để thêm rõ chẩn đoán và nội soi dạ dày khi nghi ngờ có bệnh lý dạ dày kèm theo.
Song song đó, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần/ ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống đủ chất, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.
Loạn cảm họng thường thể hiện ở cảm giác chủ quan có dị vật mắc trong họng (cảm giác bị hóc xương) hoặc có khối u phát triển, chèn ép họng (ám ảnh sợ ung thư họng).
Tuy nhiên cảm giác vướng mắc này chỉ cảm nhận thấy khi nuốt nước bọt suông, còn khi ăn và uống lại hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân thường gặp gây loạn cảm họng là trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá...
Về mặt điều trị, người bệnh khi nghi ngờ có loạn cảm họng cần đến khám tại BV tai mũi họng hay chuyên khoa tai mũi họng thuộc BV đa khoa nào khác để BS kê thuốc hỗ trợ cho phù hợp tùy mức độ nặng của bệnh, có thể cân nhắc nội soi tai mũi họng để thêm rõ chẩn đoán và nội soi dạ dày khi nghi ngờ có bệnh lý dạ dày kèm theo.
Song song đó, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần/ ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống đủ chất, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.
Thân mến!
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình