Hotline 24/7
08983-08983

Làm thế nào để điều trị triệt để bệnh nấm tai?

Câu hỏi

Bác sĩ cho con hỏi, Làm thế nào để điều trị triệt để bệnh nấm tai ạ? Con có đi khám, bệnh viện họ nói con bị nấm tai nhưng uống thuốc vẫn không khỏi. Vậy giờ con nên làm như thế nào để trị khỏi bệnh này ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh nấm tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh nấm tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nguyên tắc điều trị nấm tai là vệ sinh tai sạch sẽ và sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và dạng bôi là những cách chữa nấm tai thường được áp dụng.

Về vấn đề vệ sinh tai, thứ nhất bác sĩ Tai Mũi Họng có thể soi tai và hút rửa lấy nấm, công việc này có thể cần làm sạch nhiều lần trong 2 - 3 tuần vì nấm có xu hướng phát triển và tái phát rất nhanh. Thứ hai, bản thân người bệnh cũng phải tự giữ cho tai khô ráo và tránh cho nước không lọt vào tai trong giai đoạn này. Vì độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, do đó không nên bơi lội, ngoài ra cũng không nên tự sử dụng tăm bông để làm sạch tai.

Về việc dùng thuốc thì điều trị nấm tai cần sử dụng thuốc chống nấm dạng uống (tùy từng loại nấm, mức độ) và dạng bôi, chỉ uống thuốc không thì không đủ, đôi khi cần thêm thuốc sát khuẩn nhỏ tai tùy trường hợp.

Tôi không rõ em khám tại bv nào, nhưng em khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng mới đúng chuyên khoa, vừa phối hợp vệ sinh tai và thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, và phải kiên trì điều trị nhất là trường hợp bị nấm tai mạn tính kéo dài nhiều tháng, khi đó cần phải tầm soát những bệnh gây suy giảm miễn dịch mắc phải (như HIV, viêm da tiết bã, dùng corticoid kéo dài...).

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nấm ống tai là bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm 10% trong số những bệnh nhân bị viêm ống tai, đặc biệt ở trẻ em do ống tai ngoài nhỏ, có nhiều lông và dịch nhầy, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Thêm vào đó là khí hậu ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém như ở Việt Nam dễ có cơ hội cho các loại nấm gây bệnh phát triển. Bệnh đặc biệt dễ xuất hiện vào mùa hè.

Bệnh viêm ống tai ngoài do nấm (otomycosis) có thể tiến triển mạn tính hoặc bán cấp tính và thường đi theo sau viêm tai do nhiễm khuẩn.

Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai vừa bị nấm thì phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.

Khi bị nấm ống tai, cần làm sạch ống tai bằng dung dịch acid acetic 2%, có thể kết hợp với muối nhôm hoặc muối cacbonat canxi (dung dịch Burow). Sau đó sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ và một số dung dịch vệ sinh tại chỗ.

Bạn nên:

- Tuyệt đối không ngoáy tai bằng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; không để thợ cắt tóc lấy ráy tai hoặc làm vệ sinh tai. Mọi người quan điểm ráy tai là bẩn nên cố lấy cho bằng hết mà không biết rằng ráy tai cũng đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ thành ống tai, trừ trường hợp ráy quá nhiều ảnh hưởng đến sức nghe.

- Ngoài tình trạng nấm trong tai còn có thể gặp các bệnh nấm ở họng, nấm mũi, mắt... gây ngứa, hắt hơi, sổ mũi, thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là vi khuẩn và virut đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

- Để phòng bệnh nấm tai, phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm, bơi. Mọi người không nên lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu bị nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai. Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường ở tai cần đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có tiền sử viêm tai cố gắng tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X