Làm sao để biết bản thân nhiễm HIV?
Câu hỏi
Em bị kim tiêm xước vào da, 2 tuần sau em bị viêm họng, sốt, mệt mỏi ớn lạnh. Em đi thử máu bạch cầu tăng nhẹ. Qua hôm sau em có kinh và bị tiêu chảy 2 lần. Giờ đã hết nhưng lâu lâu có viêm họng? Đây có phải là triệu chứng của HIV?
Trả lời
Chào BS,Em bị kim tiêm xước vào da 3 tuần nay, sau đúng 2 tuần buổi sáng em bị viêm họng nhưng không sốt, qua đến hôm sau em bị sốt, uống thuốc 1 ngày thì ngày thứ 3 em hết viêm họng nhưng vẫn còn sốt nhẹ 37.5 độ, kèm theo mệt mỏi ớn lạnh và ra mồ hôi đêm. Thường thì sáng ít sốt hơn, 1-2g chiều là sốt khoảng 37.3-37.5 độ, kéo dài khoảng 6 ngày thì hoàn toàn hết sốt.
Sau đó em bị tiêu chảy 1 lần và đau mỏi cơ khớp nhẹ như thoáng qua.
Em đi thử máu bạch cầu tăng nhẹ. Qua hôm sau em có kinh và bị tiêu chảy 2 lần. Giờ em đã hết các triệu chứng đó nhưng lâu lâu vẫn có những cơn đau thoáng qua và viêm họng trở lại. BS cho em hỏi có phải đây là triệu chứng của HIV không ạ? Cảm ơn BS.
(Nguyễn T. D. - dun...@gmail.com)
Chào em,
Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm siêu vi cúm mùa, viêm họng...
Dựa vào các triệu chứng em nêu, không thể kết luận là em có nhiễm HIV hay không. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn.
Thân ái.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện virus HIV. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm siêu vi cúm mùa, viêm họng...
Dựa vào các triệu chứng em nêu, không thể kết luận là em có nhiễm HIV hay không. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn.
Thân ái.
Mời tham khảo thêm:
Các xét nghiệm HIV
nói chung gồm hai loại: loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV
còn loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (kháng nguyên) HIV. Trong tầm soát và chẩn đoán HIV thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu bao gồm tét nhanh, ELISA, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Mục đích xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể đến 6 tháng). Do vậy tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống: - Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh. - Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng. Cần lưu ý là do tính chất “âm thầm” của loại vi rút này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ. Tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung. |
BS-CK1 Cao Thị Lan Hương
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình