Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để bé hết nghẹt mũi?

Câu hỏi

Dạ chào BS ạ, Con cháu được 5 tháng, bị sổ mũi từ Tết đến giờ vẫn không hết, ngày nào cháu cũng nhỏ nước muối sinh lý. Khi bú nghe mũi bé rột rột khó chịu lắm ạ, nhưng hút mũi thì không có gì cả. Cho cháu hỏi làm sao để bé hết nghẹt mũi BS ơi?

Trả lời
Bé bị nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bị nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo mô tả thì bé có thể bị nghẹt mũi do dị ứng với môi trường. Bạn cần xem phòng bé ở có khói bụi, lạnh quá hay nóng quá không. Hút mũi không thấy gì thì thôi, không nên hút nữa, nếu không sẽ làm sang chấn.

Tiếng rột rột khi bú coi chừng không phải mũi đâu, thường nghẹt mũi bé sẽ khó bú, thở há miệng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cho dù cha mẹ có giữ ấm và kín gió bé đến đâu, bé cũng vẫn dễ bị mắc phải tình trạng này. Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, mẹ cần theo dõi con kỹ để có cách chăm sóc bé phù hợp.

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ thường đi kèm với các dấu hiệu khác như hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vảy cứng, có đờm… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ, nghẹt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi, dễ bị sặc.

Trong trường hợp ngạt mũi nặng, bé không biết tống đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng, đóng phía trong mũi khiến bé khó thở, phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

- Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ: Đối với trẻ sơ sinh, cần cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 - 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.

- Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ: Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ. Hạn chết iếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm

- Vệ sinh bé thường xuyên: Sau khi có người lạ đến thăm bé, mẹ có thể vệ sinh mắt, mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Sau đó lau mặt và tay con sạch sẽ. Điều này sẽ giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho con và giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ngạt mũi

- Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, vì miệng của cha mẹ/ông bà có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.

- Không tự ý dùng kháng sinh cho bé

- Không áp dụng các mẹo dân gian khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm như: nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…

- Không quấn trẻ quá kín khiến trẻ nóng bí càng thêm khó thở

- Không kiêng tắm sẽ khiến vi khuẩn càng sinh sôi và ủ bệnh. Nên tắm bé bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió.

BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X