Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để giảm khó chịu do tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19?

Câu hỏi

Trước khi tiêm vắc xin COVID-19 cần lưu ý gì? Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nếu gặp các tác dụng phụ thì cần làm gì để giảm những khó chịu này? Xin cảm ơn.

Trả lời

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc hạ sốt bạn có thể sử dụng trong trường hợp bị sốt, song song đó cần mặc quần áo thoáng mát, ăn đồ dễ tiêu, uống nhiều nước sau khi tiêm vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Ðể bảo đảm an toàn tiêm chủng, người tham gia tiêm chủng cần có sự chuẩn bị trước khi đi tiêm như tự đánh giá nguy cơ bản thân, nếu có nguy cơ mắc COVID-19 cần xét nghiệm để bảo đảm không bị nhiễm virus.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào như sốt hoặc triệu chứng nhiễm trùng, cần thông báo cho nhân viên y tế và không đến điểm tiêm chủng. Ngoài ra, nếu là người mắc các bệnh lý nền nặng hoặc tiến triển, cần điều trị ổn định trước khi đi tiêm chủng bởi rất dễ xảy ra trùng hợp ngẫu nhiên và có thể cho rằng nguyên nhân là do tiêm chủng.

Tại thời điểm đi tiêm, người tham gia tiêm chủng cần thông báo đầy đủ cho y, bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào.

Trong buổi tiêm, cần tuân thủ các quy định theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đeo khẩu trang, tránh chạm vào các vị trí công cộng; phối hợp cùng cán bộ tiêm chủng kiểm tra nhãn lọ nếu được yêu cầu… Khi ngồi, cần quay mặt về hướng khác với hướng có cán bộ y tế; cung cấp đầy đủ thông tin khi được yêu cầu và kiểm tra lại phiếu xác nhận tiêm chủng khi được trao lại.

Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút. Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể. Lưu ý các dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm có thể là các biểu hiện của phản ứng dị ứng.

Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất hai ngày. Những điểm cần lưu ý bao gồm các dấu hiệu tại chỗ như sưng, nóng, đỏ tại nơi tiêm (chú ý tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm).

Theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện bất thường về sức khỏe, phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu nguy cơ bao gồm: sốt cao trên 39oC, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Để tránh bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ, bạn nên nghỉ ngơi trong ngày tiêm. Tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm. Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau, như advil hoặc tylenol… trước khi tiêm vì chúng không ngăn ngừa được các tác dụng phụ.

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc kháng histamine, để giảm bất kỳ cảm giác đau, sốt và khó chịu nào mà bạn có thể gặp sau khi tiêm vắc-xin. Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm nên áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó. Để giảm cảm giác khó chịu do sốt bạn nên uống thật nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng.

Trân trọng!

>>> Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, những dấu hiệu nào cần quay lại bệnh viện?

>>> Sau khi tiêm vắc COVID-19: Tác dụng phụ nào thường gặp, cần theo dõi bao lâu?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X