Hotline 24/7
08983-08983

Khó thở, mệt mỏi, chân tay run rẩy... dấu hiệu của bệnh tim?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Con hay bị mệt trong người, lúc mệt thì khó thở, phải hít 1 hơi thật sâu và dài mới cảm thấy bình thường. Có phải con bị bệnh tim không bác sĩ? Lúc này con hay bị nói lẹo, nói lộn chữ và khó nói cả câu dài được, và lúc làm việc tay chân hay rung rẩy, bình thường cũng bị rung nữa. Con có vô nước biển chai màu vàng mà không thấy khỏe. Mong bác sĩ tư vấn giúp con nên khám tim ở đâu và chi phí như thế nào? Rất mong được bác sĩ tư vấn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng khó thở, mệt mỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng khó thở, mệt mỏi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các triệu chứng của em không điển hình cho bệnh lý tim mạch mà hướng nhiều đến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nhiều hơn. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh cũng như loại trừ bệnh tim mạch thì bác sĩ phải thăm khám trực tiếp cho em, làm các xét nghiệm kiểm tra cơ bản như đo điện tim, siêu âm tim.

Em có thể đến khám tại bệnh viện đa khoa khu vực, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch hay chuyên khoa Thần kinh đều được, chi phí dao động khoảng vài trăm ngàn, nếu có BHYT thì sẽ được khấu trừ theo quy định.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương với sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Hoa mắt hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.
- Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.
- Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.
- Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó.
- Các vấn đề về tiết niệu, như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.
- Các vấn đề thị lực, như nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không gây tử vong cho người bệnh nhưng việc điều trị khá khó khăn. Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị tốt nhất.

- Điều trị nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần…

- Điều trị ngoại khoa: với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Ngoài ra, để  đối phó với rối loạn thần kinh thực vật người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như quản lý các triệu chứng thực thể bao gồm:

- Trầm cảm có thể xảy ra với rối loạn thần kinh thực vật. Liệu pháp chữa trị với một chuyên gia trị liệu, hay nhà tâm lý học có thể giúp bạn đối phó, giữ tinh thần thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng.

- Người bệnh cần chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, và thuốc lá,..

- Người bệnh tốt nhất cần chấp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè khi cần thiết.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X