Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào có chỉ định mổ do thoát vị đĩa đệm?

Câu hỏi

Thoát vị đĩa đệm có bao nhiêu mức độ, khi nào thì điều trị bảo tồn, khi nào phải phẫu thuật ạ?

Trả lời

Thầy thuốc ưu tú ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ

Thầy thuốc ưu tú ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 - Bệnh viện Nhân dân 115

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Về vị trí tổn thương thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nhiều có thể lâm sàng khác nhau, có thể bị tổn thương thần kinh ở vị trí trung tâm, tổn thương thần kinh ở vị trí sau bên, tổn thương thần kinh ở vị trí lỗ liên hợp và tổn thương ở vị trí ngoài lỗ liên hợp.

Theo y văn, ta chia làm bốn mức độ chèn ép ở 4 vị trí khác nhau và càng ra ngoại biên, tức là càng ra xa thì vấn đề điều trị càng khó khăn. Vì phẫu trường sẽ thay đổi so với những thể ở trung tâm và sau bên, về mức độ lâm sàng của thoát vị đĩa đệm thì bệnh nhân sẽ chuyển qua từng giai đoạn là thoái hóa: thoái hóa không triệu chứng, thoái hóa có triệu chứng, thoát vị còn trong bao và thoát vị đã ra ngoài bao.

Thông thường một chỉ định điều trị sẽ tùy thuộc vào nhiều dấu hiệu để quyết định hướng điều trị.

Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bảo tồn với những trường hợp bệnh nhân mới bắt đầu bị đau và những triệu chứng đó chưa được điều trị nội khoa, hoặc đã điều trị nội khoa nhưng chưa đầy đủ, chưa đúng cách thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa tiếp tục cho người bệnh.

Thông thường điều trị nội khoa gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc an thần nhẹ kết hợp với vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và có thể sinh hoạt những động tác vận động nhẹ như bơi lội hoặc thể dục.

Tuy nhiên, điều trị nội khoa thông thường chỉ nên kéo dài trong khoảng 6 đến 8 tuần, nếu bệnh nhân có đáp ứng thì sẽ tiếp tục. Nếu bệnh nhân không vượt qua được mà triệu chứng đau có thể tái phát trở lại ngay sau khi ngưng uống thuốc hoặc chỉ sau một thời gian ngắn sau khi đã điều trị nội khoa thì các bệnh nhân này sẽ được xem xét chỉ định phẫu thuật.

Điều trị nội khoa đối với thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn mới thì thường là 80 - 90% thành công, có nghĩa bệnh nhân sẽ không cần phải phẫu thuật, 10 - 20% còn lại là bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhiều đợt, điều trị nội khoa không thành công vì tổn thương thoát vị đĩa đệm đó quá lớn thì bệnh nhân sẽ được xác định mổ.

Trong chỉ định mổ, có thể ở 2 trạng thái khác nhau: thứ nhất, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ cấp cứu khi có đau dữ dội, có nghĩa là bệnh nhân đau không thể chịu đựng được không có tư thế giảm đau kể cả dùng morphin cũng không hết đau. Chỉ định mổ thứ hai trong cấp cứu là bệnh nhân liệt đột ngột, có thể ở thời điểm thăm khám không liệt nhưng mà vài tiếng sau xuất hiện, triệu chứng tiến triển nhanh thì sẽ được chỉ định mổ cấp cứu. Đặc biệt nhất là bệnh nhân được xét chỉ định mổ cấp cứu càng sớm càng tốt để tranh thủ vấn đề hồi phục khi có triệu chứng chèn ép.

Ở các trường hợp còn lại thì sẽ chỉ định mổ chương trình khi bệnh nhân nằm trong nhóm điều trị nội khoa thất bại, điều trị nội khoa nhưng tái phát trở lại, bệnh nhân điều trị nội khoa nhưng xuất hiện các dấu hiệu mới như liệt tiến triển hoặc đau nhiều hơn, không thể dung nạp được với thuốc điều trị nội khoa hoặc bệnh nhân điều trị nội khoa nhưng dạ dày họ không chịu được các tác dụng phụ của thuốc thì tất cả đều phải được xét chuyển qua chỉ định phẫu thuật.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Những xét nghiệm chẩn đoán khi bị thoát vị đĩa đệm?

>>Thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa có mối quan hệ như thế nào?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X