Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Kết quả xét nghiệm viêm gan B của cháu đang ở giai đoạn nào?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Cháu phát hiện mình bị viêm gan B cách đây 2 năm trong một lần kiểm tra sức khỏe tại 1 phòng khám tư. Khi đó chỉ số HBSag của cháu dương tính còn chỉ số Hbe âm tính. Bác sĩ bảo cháu là người lành mang virut viêm gan B không phải điêu trị gì cả. Sau đó cháu có siêu âm cả ổ bụng thì bác sĩ bảo thấy hình ảnh xơ gan. Cháu rất lo lắng và có đi kiểm tra ở bệnh viện tuyến trên kết quả cháu bị viêm gan B và trên phiếu siêu âm ổ bụng ghi "Nhu mô gan không đều", đường mật trong gan "không dãn", còn các chỉ số khác đều bình thường. Hôm 22/9 vừa qua cháu có đi khám lại tại khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai. Cháu cũng kể tiểu sử bệnh như trên và bác sĩ cho đi siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu, nội soi thực quản, dạ dày-tá tràng kết quả như sau ạ: Kết quả Siêu âm: Nhu mô gan không đều Nội soi dạ dày: chẩn đoán viên dạ dày Xét nghiệm máu: chỉ số PLT:138 (Binh thường là 150-400). GOT: 56 (Bình thường<31). GPT: 50; pt(s):12.3; pt(%): 80.2; PT-INR: 1.09; APTT(S) 33.7; APTT(bệnh/chứng): 1.27; Định lượng Fibrinogen: 2.4. Còn các chỉ số khác cháu thấy đều nằm trong khoảng bình thường. Bác sĩ cho cháu đơn thuốc về uống để hạ men gan về mức bình thường. Thuốc gồm: 1.Sily hepatis 1g/5ml; 2 -Mezondin 80mg; 3.Livetin -ET. Bác sĩ dặn khám lại sau 1 tháng. Qua các chi số trên và kết quả khám bệnh, cháu muốn hỏi bác sĩ là tình trạng sức khỏe của cháu và mức độ viêm gan B của cháu đang ở giai đoạn nào? Có triệu trứng của sơ gan không? Cháu xin chân thành cảm ơn. (Bạn đọc Thanh Tha Pham)
Trả lời
Chào em,
Bệnh nhân bị nhiễm HBV sẽ trải qua 4 giai đoạn :
(1) Giai đoạn dung nạp miễn dịch: Trong giai đoạn này HBV nhân đôi rất mạnh với HBeAg (+) và nồng độ HBV DNA trong huyết thanh rất cao nhưng không có bằng chứng viêm gan hoạt động, không có triệu chứng lâm sàng, men gan bình thường, tổn thương mô học của gan rất ít.
(2) Giai đoạn thải trừ miễn dịch: Trong giai đoạn này HBV vẫn nhân đôi nhưng có sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với HBV. Hệ miễn dịch trưởng thành nhận diện được tế bào gan bị nhiễm HBV và bắt đầu tấn công gây viêm gan SVB mạn HBeAg (+),men gan tăng, gia tăng thải trừ HBeAg và chuyển đổi huyết thanh HBeAg .
Hầu hết các đợt kịch phát này không có triệu chứng và được phát hiện trong quá trình theo dõi. Một số có triệu chứng như viêm gan cấp và xuất hiện anti IgM nên được chẩn đoán nhầm với viêm gan cấp. Một số rất nhỏ đợt kịch phát dẫn đến suy gan mất bù và có thể tử vong. Những đợt kịch phát tái đi tái lại như thế sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
(3) Giai đoạn mang virus bất hoạt: Trong giai đoạn này HBeAg âm, anti HBe dương, HBV DNA trong huyết thanh thấp <104 copies/ml hay không phát hiện được, bệnh gan thuyên giảm, men gan không tăng và sinh thiết gan cho thấy giảm mức độ hoại tử. Giai đoạn này có thể kéo dài suốt đời.
(4) Giai đoạn viêm gan mạn HbeAg: HBV bị đột biến cho phép HBV nhân đôi trở lại thậm chí có sự ức chế của hệ miễn dịch, gây VGVRB mạn có HBeAg âm. Do đó trong giai đoạn này, HBV DNA tái xuất hiện trở lại trong huyết thanh, men gan tăng trở lại, HBeAg (-) và anti HBe(+).
Trường hợp bệnh lý của em, chỉ có thể chắc chắn rằng em đang nhiễm siêu vi B mạn, và hiện tại đang có tình trạng men gan tăng, có khả năng em đã có xơ gan giai đoạn đầu, tuy nhiên chưa đủ bằng chứng để kết luận. Lần tái khám tiếp theo nếu kiểm tra lại men gan vẫn còn cao thì nên định lượng nồng độ HBV-DNA để có quyết định điều trị đặc hiệu sớm, tránh để virus làm tổn thương gan nhiều hơn em nhé!
Thân mến!
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình