Kết quả xét nghiệm Toxocara là 1.18OD, liệu tôi có nhiễm giun đũa chó?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi đi xét nghiệm máu, kết quả xét nghiệm Toxocara là 1.18OD, vậy tôi có bị nhiễm giun không ạ? Trước đây 1 năm tôi bị nhiễm và đã điều trị. Hiện tại tôi bị ngứa da nhiều và triệu chứng giống như lần đầu. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cám ơn bác sĩ.
Trả lời
Bệnh giun đũa chó toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay (sán chó). Phân của chó và mèo bị nhiễm toxocara phát tán ra môi trường, người bị nhiễm khi vô tình nuốt phải ấu trùng qua đường miệng, qua ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi. Ấu trùng toxocara khi vào ruột sẽ qua thành ruột đi vào máu chu du khắp cơ thể. Nhiễm giun đũa chó là 1 trong các nguyên nhân gây dị ứng da, với biểu hiện là ngứa.
Bệnh giun đũa chó là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể tái phát, bởi vì nguồn lây chính là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống, sàn nhà, đồ vật trong nhà... do ăn uống thức ăn không vệ sinh bị nhiễm bẩn do bụi hoặc phân chó mèo có trứng giun, chứ giun đũa chó không thể phát triển thành dạng trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người nên không thể lây từ người sang người.
Kết quả xét nghiệm Toxocara là 1.18OD, đây là xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA để tìm kháng thể kháng Toxocara spp trong huyết thanh. Kết quả của em là dương tính, có nghĩa là trong máu của em có kháng thể kháng Toxocara. Kháng thể này có thể đã có từ lần điều trị trước nhưng cũng có thể là do em tái nhiễm.
Do đó, để quyết định là hiện giờ em ngứa da có phải do nhiễm sán chó hay không thì bác sĩ cần phải xem lại kết quả xét nghiệm Toxocara của năm trước nếu có để so sánh hiệu giá kháng thể, cần phải xem xét nghiệm máu có tăng Eosnophil hay không, thói quen sinh hoạt có nguy cơ cao tái nhiễm không, hiệu quả của lần điều trước ra sao... để có hướng điều trị thích hợp. Vì thế, em nên đem kết quả này đến khám lại chuyên khoa Nhiễm là tốt nhất, em nhé.
Thân mến.
Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó
(Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó
không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người
(người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát
triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được
gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm giun đũa từ chó mèo: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình