Hotline 24/7
08983-08983

Hút dịch màng phổi có để lại di chứng cho thai nhi?

Câu hỏi

Thưa BS, Tôi có người quen đi khám thai được BS kết luận là thai nhi bị tràn dịch màng phổi và tim, dây rốn chỉ có một động mạch, khuyên nên chọc ối để có bước quyết định tiếp theo. Sau khi chọc ối nếu thai không có dị tật gì khác thì sẽ tiến hành hút dịch màng phổi, vậy tôi muốn hỏi sau khi hút dịch màng phổi có để lại di chứng gì không?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Thai nhi bị tràm dịch màng phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thai nhi bị tràm dịch màng phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bình thường dây rốn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ máu người mẹ qua bánh nhau. Dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Dây rốn 1 động mạch có thể xuất hiện đơn độc, hoặc đi kèm với một số hội chứng khác. Khi xuất hiện 1 động mạch, siêu âm cần khảo sát kỹ các bất thường khác: tim, đường tiêu hóa, não, đường tiết niệu. Nếu có bất thường kèm theo, khoảng 50% có bất thường nhiễm sắc thể, bao gồm tam bội thể NST 13, 18.

Ở trường hợp nêu trên thai nhi dây rốn chỉ có 1 động mạch rốn, kèm 1 bất thường là tràn dịch màng phổi và tim, cần chọc ối để chẩn đoán xem có bất thường về di truyền hay không? Nếu không có bất thường về di truyền được phát hiện, thai nhi phải được tiếp tục theo dõi tình trạng tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng tim để có có thể can thiệp đưa thai ra kịp thời.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có khả năng can thiệp phẫu thuật trên thai nhi trong tử cung. Bạn nếu có điều kiện khám tiền sản ở BV Từ Dũ để được tư vấn cụ thể.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tràn dịch màng phổi thai nhi là hiện tượng có sự tích tụ các chất lỏng trong các lớp mô bao quanh màng phổi của thai nhi (khoang màng phổi).

Nếu trẻ bị tràn dịch màng phổi sớm trong 3 tháng đầu của thai kì rất ít có khả năng điều trị dứt điểm, sau sinh bé có thể gắn liền với một số dị tật bẩm sinh và thậm chí tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.

Tuy nhiên đó chỉ là trường hợp hiếm, tin vui là, hầu hết các trường hợp tràn dịch màng phổi ở thai nhi đều không quá nghiêm trọng, không cần phải điều trị đặc biệt, trong nhiều trường hợp còn có thể tự biến mất.

Hầu hết các trường hợp tràn dịch màng phổi ở thai nhi là không nghiêm trọng, không cần phải điều trị gì đặc biệt. Trong nhiều trường hợp chúng dần tự biến mất. Tuy nhiên, thai nhi phải được theo dõi thường xuyên để kiểm tra dấu hiệu nguy hiểm nếu có.

Thai nhi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không cần phải có kế hoạch sinh đặc biệt trừ những trường hợp được bác sĩ chỉ định.

Thai nhi bị tràn dịch màng phổi thường biểu hiện suy hô hấp nặng lúc sinh. Điều này có thể do sự chèn ép trực tiếp phổi gây ra bởi tràn dịch, hay do thiểu sản phổi thứ phát do chèn ép kéo dài trong lồng ngực.

Tiên lượng tràn dịch màng phổi thai nhi phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiểu sản phổi. Tiên lượng tốt cho thai nhi với tràn dịch đơn độc, một bên (không kèm phù thai nhi), và tràn dịch ở gần cuối thai kỳ. Tiên lượng xấu khi tràn dịch có kèm phù thai nhi hay có dị tật đi kèm và thiểu sản phổi hiện diện. Nhìn chung, diễn tiến lâm sàng của tràn dịch màng phổi thai nhi khó dự đoán được.

Bệnh tràn dịch màng phổi ở thai nhi và trẻ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời:

Trong trường hợp nghiêm trọng, đứa trẻ sẽ phải được điều trị khi còn trong bụng mẹ. Thủ tục điều trị chủ yếu là 2 hình thức sau:

- Chọc: Dùng một cây kim nhỏ chọc vào màng phổi của bé để chất lỏng thoát ra
- Chèn ống thông: chèn một ống shunt vào ngực của bé, để chất lỏng từ phổi thai nhi chảy ra liên tục vào nước ối

Nếu tràn dịch màng phổi không được chẩn đoán trước khi em bé sinh ra thì bé sẽ nhận được phương cách điều trị tùy thuộc vào tình trạng của bé.

- Chọc
- Thuốc
- Mở ống ngực


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X