Hotline 24/7
08983-08983

Ho kéo dài có đờm, tái lại khi hết thuốc, có phải chuyển sang lao?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị ho, mỗi lần ho là như đứt hơi, khó thở, ho có đờm loãng như nước mũi, ho nhiều lúc 4h-5h sáng và về đêm. Em có đi khám ở BV Tai Mũi Họng Sài Gòn, được chẩn đoán là viêm họng sung huyết, cấp thuốc 10 ngày uống, hết thuốc lại bị ho lại, ho nhiều hơn. Có phải em bị chuyển sang lao không ạ?

Trả lời
Ho kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ho kéo dài. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các dấu hiệu em mô tả chưa đủ để chẩn đoán lao, một số trường hợp viêm phế quản, hen phế quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý mũi xoang mạn… cũng có thể có biểu hiện ho kéo dài.

Dù vậy, em vẫn nên tới khám chuyên khoa Hô hấp, BS sẽ đánh giá trực tiếp, chụp Xquang phổi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị dứt điểm em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ho kéo dài (trên 8 tuần đối với người trưởng thành) là triệu chứng rất hay gặp, nhất là trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Ho kéo dài do rất nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ và gây mệt mỏi. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn, chóng mặt, trầm cảm,... Ho chỉ khỏi khi nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Người bệnh ho khan hoặc ho có đờm; chảy mũi hoặc ngạt tắc mũi; cảm giác có dịch chảy xuống thành sau họng; thường xuyên muốn hắng giọng hoặc đau rát họng; khàn tiếng; thở khò khè hoặc khó thở; ợ chua hoặc có vị chua ở miệng; một số trường hợp hiếm gặp có thể ho ra máu.

Phòng ngừa ho kéo dài bằng cách:

- Tránh các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, thay đổi nhiệt độ đột ngột (ra vào phòng điều hòa): bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vùng cổ mặt vào mùa lạnh, không ăn, uống các chất kích thích như quá cay, quá nóng,...

- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc (là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phế quản mạn tính). Khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi và có thể làm nặng hơn ho do nguyên nhân khác.

- Giảm trào ngược dạ dày - thực quản: ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, đi nằm sau khi ăn ít nhất 2-3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ; hạn chế các đồ ăn, thức uống chua, cay, có nhiều gas,... cũng có hiệu quả đáng kể.

- Luyện tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, nâng cao thể trạng, hạn chế xúc cảm, tăng sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut.

- Tiêm vắc-xin phòng cúm, viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ dẫn của bác sĩ.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X