Hotline 24/7
08983-08983

Ho nhiều, kéo dài là bệnh gì?

Tôi bị ho khạc đờm 3 - 4 năm, cứ tưởng là mắc lao nhưng chụp X-quang, chiếu phổi nhiều lần đều cho kết quả bình thường.

Tôi đã dùng nhiều loại kháng sinh, áp điện, là điện, đốt điện họng mà vẫn không khỏi. Vậy tôi bị bệnh gì?

Chào bạn,

Nhiều khả năng bạn bị viêm phế quản mạn tính. Bệnh kéo dài qua nhiều năm tháng; mỗi khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, sương mù là lại đau họng, ho, đờm ít, quánh và dính, đôi khi sốt nhẹ, dần dần xuất hiện dấu hiệu "hụt hơi" hay "đoản hơi".

Mỗi năm xảy ra 4 - 5 đợt ho khạc, mỗi đợt 2 - 3 tuần, tổng cộng 2 - 3 tháng một năm. Đó là các đợt bội nhiễm vi khuẩn, thường do phế cầu hémophilus influenzae, branhamalis catarrhaliss. Nếu chữa khỏi đợt này, bệnh lại tái diễn đợt khác. Bệnh tiến triển từ từ, nặng dần.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mạn có nhiều:

- Ô nhiễm không khí do khói thuốc lá, thuốc lào, khói rơm rạ, khói lò than, lò gạch, khói xăng dầu, bụi bặm, các hóa chất bay hơi, bụi công nghiệp. Những yếu tố này phá hủy lớp tế bào có lông ở niêm mạc phế quản, cản trở đào thải đờm dãi, bụi bặm, vi khuẩn... ra ngoài.

- Nhiễm khuẩn, virus.

Bệnh viêm phế quản mạn rất khó chữa dứt điểm. Trong các đợt bội nhiễm, nên dùng kháng sinh thích hợp với loại vi khuẩn gây bệnh, phối hợp dùng thuốc long đờm, súc miệng súc họng với dung dịch sát khuẩn hoặc xông họng (kháng sinh). Tốt hơn hết là đi khám bệnh và chấp hành triệt để chỉ định điều trị.

Theo TS Hoàng Long Phát - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X