Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Hạch dưới xương hàm đã 6 tháng không lặn, hơi đau, di động, liệu có nguy hiểm?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi năm nay 32 tuổi, cách đây 6 tháng tôi bị lên chắp ở cả 2 mắt, cả mí trên và mí dưới mọc cùng 1 lúc, sưng to và nhiều mủ kèm sốt. Hạch nổi cả ở trước tai, sau tai, dưới quai hàm chạy dọc xuống xương đòn, không to lắm nhưng đau. Sau khi dùng kháng sinh thì chắp khỏi. Hạch trước tai, sau tai cả 2 bên biến mất nhưng hạch dưới quai hàm chạy dọc xuống xương đòn thì đến nay chỉ nhỏ đi nhưng sờ vẫn thấy và đau. Thỉnh thoảng to lên khoảng 1cm rồi lại nhỏ xuống 0,5- 0,7 cm. Hiện tượng hạch to lên rồi lại nhỏ xuống khá thường xuyên. Hạch mềm, di động tốt. Cũng 6 tháng rồi nên tôi cũng khá lo lắng. Xin hỏi bác sĩ hạch như vậy có nguy hiểm không? Và làm thế nào để hạch nhỏ lại và không đau nữa ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp!
Trả lời
Theo mô tả, tính chất hạch phù hợp với viêm phản ứng, do đặc tính mềm, di động tốt, kích thước thay đổi theo tình trạng nhiễm trùng nên cũng không đáng ngại.
Nếu tình trạng hạch dai dẳng gây lo lắng, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Ung Bướu để siêu âm đánh giá thêm bạn nhé!
Thân mến.
Viêm hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là
một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm, truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu. Thuốc kháng viêm cũng như chườm khăn nóng và ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng. Bạn nên đặt lên cao và cố định vùng bị ảnh hưởng nếu có thể. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô vết thương nếu cần) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch: - Dùng thuốc kháng sinh đủ liều. Gọi bác sĩ nếu bạn liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh; - Dùng thuốc không kê toa để giảm đau, bạn nên nói bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng; - Uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau lành bệnh; - Cố định và nâng cao vùng bị ảnh hưởng lên; - Dùng khăn nóng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu; - Điều trị vết thương nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng; - Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị. Viêm hạch bạch huyết thường xảy ra khi bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Khi một vùng cơ quan bị tổn thương, bạn có thể ghi nhận thấy hạch bạch huyết lân cận bị sưng và đau. Mỗi một vùng cơ thể đều có hệ thống dẫn lưu bạch huyết lân cận; ví dụ vùng đầu mặt cổ có nhóm hạch vùng cổ; vùng ngực có nhóm hạch nách, hạch thượng đòn… Khi nhiễm trùng tại chỗ lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là bệnh chưa được khống chế và bạn nên đi viện ngay để được điều trị kịp thời. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình