-
Dùng thuốc khác trong thời gian hóa trị có ảnh hưởng gì?
Câu hỏi
Nếu bệnh nhân có các bệnh nền khác (cao huyết áp, tiểu đường, viêm dạ dày…) hay bị bệnh trong thời gian hóa trị (cảm, ho, chấn thương…) thì việc dùng thuốc điều trị bệnh khác có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hóa trị hay không ạ?
Trả lời
Bệnh nhân ung thư thường có sẵn nhiều bệnh nền. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đa số bệnh nhân ung thư được phát hiện ở tuổi xế chiều, thông thường lúc này bệnh nhân đã có sẵn các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Cho nên, việc bệnh nhân ung thư có các bệnh nền không phải là chuyện lạ. Việc đầu tiên là bệnh nhân cẩn báo cho bác sĩ biết hiện đang sử dụng nhóm thuốc nào đó, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích cho người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc này có tương tác hay không, cần phải giảm liều hoặc hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa liên quan.
Ví dụ: Bệnh nhân đang điều trị bệnh suy tim, khi hóa trị các bác sĩ ung bướu sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa tim mạch, từ đó đưa ra phác đồ hội chẩn chính xác nhất.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân gặp bệnh như ho, sốt, nhức đầu… có thể dùng thuốc hạ sốt hặc giảm đau, không cần phải lo lắng về vấn đề này.
Thân mến.
Ví dụ: Bệnh nhân đang điều trị bệnh suy tim, khi hóa trị các bác sĩ ung bướu sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa tim mạch, từ đó đưa ra phác đồ hội chẩn chính xác nhất.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân gặp bệnh như ho, sốt, nhức đầu… có thể dùng thuốc hạ sốt hặc giảm đau, không cần phải lo lắng về vấn đề này.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Mỗi người bệnh sẽ có đáp ứng với hóa trị và tác dụng phụ khác nhau. Do vậy, cần tìm hiểu trước về các tác dụng phụ có thể gặp trong lúc hóa trị. Một số tác dụng phụ có thể xử lý hiệu quả bằng thuốc dự phòng như nôn ói, tiêu chảy, táo bón, đỏ da, nhức mỏi cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần phát hiện kịp thời các tác dụng phụ nguy hiểm, đe dọa tính mạng như: Thoát mạch, sốt giảm bạch cầu hạt, tiêu chảy hoặc ói mức độ 3,4, sốc phản vệ để được điều trị kịp thời và tránh các hậu quả nặng nề. Bệnh nhân cần chuẩn bị: - Tham khảo các tài liệu về các tác dụng phụ có thể gặp liên quan đến loại thuốc hóa trị sắp dùng. Đặc biệt là các thông tin về thoát mạch, sốt giảm bạch cầu hạt, tiêu chảy hoặc ói mức độ nặng, sốc phản vệ, tắc mạch. - Có nhật ký theo dõi tác dụng phụ theo ngày - Lưu số điện thoại cấp cứu hoặc đường dây nóng của trung tâm hóa trị để có thể liên hệ 24/7. Hãy liên hệ ngay khi xuất hiện hoặc nghi ngờ có các tác dụng phụ nặng. - Trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ lâm sàng về các thuốc dự phòng hoặc điều trị tác dụng phụ. Các thuốc cần thiết thường được bác sĩ kê toa về nhà để sử dụng khi xảy ra tác dụng phụ. |
BS.CK2 Nguyễn Thiện Nhân
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115
Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình