-
Dùng phấn rôm, tinh bột ngô... có phải cách chữa hăm tã hiệu quả cho bé?
Câu hỏi
Nhiều cha mẹ dùng phấn rôm, dùng tinh bột ngô để chữa hăm, chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm rồi để khô… theo bác sĩ đây có phải là cách chữa hăm hiệu quả?
Trả lời
Chào bạn Trần Thị Ngân,
Khi trẻ bị hăm tã, nhiều cha mẹ dùng phấn rôm, tinh bột ngô, hay chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm rồi để khô… Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm, bởi nó sẽ khiến vùng da bị hăm lâu khỏi hơn, nếu bất cẩn có thể khiến cho bé hít phấn rôm vào phổi ảnh hưởng hệ hô hấp.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn được bột bắp nuôi dưỡng sẽ khiến cho việc hăm nghiêm trọng hơn, hoặc nhiễm trùng. Vì vậy, đây không phải là các cách chữa hăm hiệu quả, mà sẽ làm bít các lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm tã thêm trầm trọng.
Thân.
Mời tham khảo thêm:
Vì sao bé bị hăm tã? Da của trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi rất mỏng và nhạy cảm. Việc mặc tã thường xuyên hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài khiến da phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã.
Hăm tã cũng có thể diễn ra khi mẹ thay loại bỉm tã mới cho bé ma không hợp cơ địa, hoặc mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con, mẹ thường xuyên dùng chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ cho con cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích làn da mỏng manh của bé.
Da bé cũng sẽ bị tổn thương nếu mẹ mặc đồ cho bé quá chật, quần áo làm từ chất liệu vải cứng sẽ cọ xát vào da thịt khiến bé bị hăm ở các vùng bẹn, lưng quần… Đối với những bé bị tiêu chảy cũng có thể bị hăm do đi ngoài, trẻ phải dùng kháng sinh làm mất sự cân bằng vi khuẩn trên da gây ra hăm tã.
|
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình