Hotline 24/7
08983-08983

Dùng chung bàn chải đánh răng, nên làm xét nghiệm gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Hôm trước em vô tình sử dụng bàn chải đánh răng của mấy anh ở cùng phòng ạ. Lúc sử dụng thì chảy máu răng. Không biết có nên đi xét nghiệm không ạ? Nếu xét nghiệm thì xét nghiệm về gì và chi phí bao nhiêu? Mong bác sĩ trả lời giúp em.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Dùng chung bàn chải đánh răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dùng chung bàn chải đánh răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bất cứ vi khuẩn gì tồn tại trong miệng của người đó, em sẽ có nguy cơ bị mắc phải. Thực tế, bàn chải đánh răng là một ổ vi khuẩn, virus, nấm... từ lông bàn chải. Bản thân virus có thể sống vài ngày trên nhựa và kim loại.

Những bệnh lý lây nhiễm thông thường mà em có thể mắc phải nếu dùng chung bàn chải đánh răng của người lạ là bệnh nha chu, bệnh mụn rộp quanh miệng do Herpes, Helicobacter pylori, sùi mào gà... nếu có kèm chảy máu răng thì có thêm nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C.

Những bệnh trên nếu lỡ mắc phải thì điều trị thôi chứ không có thuốc ngừa, chỉ riêng HIV, viêm gan B, C là cần xét nghiệm để tầm soát, chi phí xét nghiệm khoảng dưới 500.000 đồng, em nhé.

Lần sau, nếu em bất cẩn dùng nhầm bàn chải đánh răng của người khác, hãy nhanh chóng súc miệng bằng nước súc miệng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trong khoang miệng luôn tồn tại một hệ thống lợi khuẩn. Tuy nhiên, khi bạn bị thương ở miệng, loét miệng, hoặc các vấn đề răng miệng khác sẽ làm các lợi khuẩn này bị biến đổi và có khả năng gây bệnh. Virus và vi khuẩn từ miệng có thể bám trên lông bàn chải trong nhiều tuần và tiếp tục gây bệnh.

Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác sẽ tạo điều kiện cho nước bọt và vi khuẩn truyền nhiễm, thậm chí có thể khiến bạn bị sâu răng, đặc biệt là với người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.

Hãy rửa bàn chải dưới vòi nước để loại bỏ kem đánh răng và các chất bẩn. Nếu bạn mắc các bệnh hệ thống (ví dụ lupus ban đỏ) hoặc rối loạn miễn dịch, bạn có thể ngâm bàn chải trong nước súc miệng kháng khuẩn hoặc cho bàn chải vào máy rửa chén để làm sạch. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể mua máy diệt khuẩn bàn chải bằng tia cực tím để đảm bảo bàn chải được tiệt trùng hoàn hảo.

Sau khi dùng xong, bạn không được cất bàn chải vẫn còn ướt vào những nơi kín như tủ đựng thuốc, ngăn kéo,.. mà hãy giữ bàn chải ở vị trí thẳng đứng và ở những nơi thoáng khí, vì việc thiếu không khí sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Bạn nên thay bàn chải 3 đến 4 tháng một lần hoặc thay ngay khi lông bàn chải bị mòn hoặc xòe ra, bởi lông bàn chải bị mòn sẽ không thể làm sạch răng, thậm chí có thể gây xước và rách nướu. Ngoài ra, thời hạn sử dụng của bàn chải còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe mỗi người. Bạn có thể hỏi ý kiến nha sĩ hoặc theo dõi các dấu hiệu trên bàn chải và thay thế khi cảm thấy cần thiết. Bên cạnh đó, các bố mẹ nên lưu ý rằng trẻ em cần được thay bàn chải thường xuyên hơn so với người lớn.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy bảo vệ mình khỏi các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là nguy cơ đến từ một vật dụng quen thuộc như bàn chải đánh răng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X