Hotline 24/7
08983-08983

Đau từ đầu gối xuống cổ chân, bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Tôi đau từ đầu gối xuống cổ chân, đau phía trong xương bàn chân phải. Bây giờ lan qua chân trái nhưng gót chân trái rất đau nhưng không sưng, liệu tôi bị bệnh gì thưa BS?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoái hóa khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoái hóa khớp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Ở độ tuổi của bác, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các triệu chứng này là thoái hóa khớp, tuy nhiên bác phải khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp để xác định chẩn đoán (qua thăm khám + xét nghiệm kiểm tra) và loại trừ các bệnh lý khác cũng có thể gây ra các triệu chứng trên nhưng ít gặp hơn (như bệnh động mạch ngoại biên thường gây đau phần cơ nhiều hơn, viêm xương tủy xương…).

Bác sắp xếp thời gian đến BV đa khoa, đăng ký khám chuyên khoa Cơ xương khớp, bác nhé.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian. Đây là dạng phổ biến nhất của viêm khớp, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Thoái hóa khớp sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian và có thể ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống. Khi sụn đang trong tình trạng khỏe mạnh, chúng sẽ cho phép xương để qua nhau dễ dàng và hấp thụ lực quá trình di chuyển. Khi sụn bị hư hỏng, xương của bạn sẽ bắt đầu chà xát với nhau. Quá trình cọ xát này gây đau, sưng và làm giảm khả năng cử động của khớp.

Hiện nay chưa có thuốc chữa thoái hóa khớp. Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tham gia tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm đau và cải thiện chức năng của khớp.

Thoái hóa khớp có thể được kiểm soát thông qua việc thay đổi lối sống và các hoạt động thường ngày ở nhà. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh:

- Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục có thể làm tăng sức bền của bạn và tăng cường sức mạnh của các cơ bắp xung quanh khớp, làm cho khớp của bạn ổn định hơn. Hãy thử đi bộ, đi xe đạp hay bơi lội;
- Duy trì một cân nặng hợp lý. Thừa cân hoặc béo phì gia tăng áp lực lên trên các khớp lớn, chẳng hạn như đầu gối và hông của bạn;
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau. Cả hai loại chườm nóng và lạnh đều có thể làm giảm đau khớp. Nhiệt cũng có thể làm giảm độ cứng, và lạnh có thể làm giảm co thắt cơ và đau đớn;
- Áp dụng các loại kem giảm đau không kê toa. Các loại kem, gel có sẵn tại các nhà thuốc có thể tạm thời giảm đau và viêm khớp;
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ. thiết bị trợ giúp như một cây gậy đi bộ có thể giúp bạn đi bộ dễ dàng hơn trong nhà và không đặt quá nhiều áp lực lên khớp bị đau.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X