Hotline 24/7
08983-08983

Đau khô họng, khạc đờm lờ lờ đỏ, em bị bệnh gì thưa bác sĩ?

Câu hỏi

Buổi sáng ngủ dậy em hay bị đau họng, mũi có đờm đặc màu xanh. Trong ngày cổ họng em rất hay bị khô, thi thoảng hay khạc ra đờm màu lờ lờ đỏ. Bác sĩ cho biết em có thể bị bệnh gì?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Uống nước ấm khi bị đau họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống nước ấm khi bị đau họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Viêm nhiễm nặng làm cho niêm mạc sung huyết, phù nề, dễ trầy xước ngay cả khi chỉ ho, hắt hơi hoặc xì mũi nhẹ. Nếu thường xuyên xuất hiện triệu chứng khó chịu, khạc ra đàm đỏ, em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay để bác sĩ đánh giá, tìm nguyên nhân và điều chỉnh, giúp chữa dứt điểm bệnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.

Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt...

Bệnh viêm họng thường sẽ tự khỏi. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc kháng sinh như thuốc penicillin nếu nghi ngờ bạn viêm họng do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng nếu bạn nhiễm siêu vi. Ngoài ra, có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng nước ấm hoặc uống nước chanh pha với mật ong cũng có tác dụng làm tình trạng bệnh giảm bớt.

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá;
- Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn;
- Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc;
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng;
- Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn phòng ngừa bệnh này:

- Luôn rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng.
- Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân.
- Tránh hút thuốc và khói thuốc.
- Tránh các nguồn gây dị ứng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X