Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu nhận biết bệnh dại?

Câu hỏi

Cách nhận biết chó bị dại như thế nào, thưa bác sĩ? Ngoài đường nhiều con chó nằm thở hổn hển vì nắng nóng. Đó là dấu hiệu của bệnh dại không?

Trả lời
Bệnh dại. Ảnh minh họa - Nguồn Internet.
Chào bạn Huyền Trang,
Bệnh dại có 2 thể, dại điên cuồng chiếm khoảng 25% và dại thầm lặng, tức là dại câm. Thể dại câm rất nguy hiểm.

Với thể dại điên cuồng, con chó bị "khùng", chạy ngoài đường, chảy dãi, không nhận thức được chủ nhân. Đây là giai đoạn biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Còn giai đoạn nó im lặng, ở trong nhà, có biểu hiện trốn thì lúc này virus dại đã có trong nước dãi, người chủ không biết lấy tay sờ hoặc khám cho nó sẽ có nguy cơ bị lây virus dại.

Cho nên triệu chứng nhiều khi không rõ ràng. Chúng ta cứ nghĩ con chó chạy ngoài đường, thở hổn hển là chó dại nhưng không phải, có khi nóng quá nó cũng thở hổn hển.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

 

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

- Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.

- Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

- Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.

- Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

- Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

- Chẩn đoán xác định: bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập vi rút trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Có thể dựa vào kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy bệnh nhân hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng trung hoà trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.


TS.BS Thú y Nguyễn Văn Nghĩa
Giảng viên ĐH Nông Lâm TP.HCM

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X