Hotline 24/7
08983-08983

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị nhiễm giun?

Câu hỏi

Nhiễm giun nguy hại như thế nào đối với sức khỏe trẻ em? Dấu hiệu nào cho biết trẻ đang bị nhiễm giun ạ?

Trả lời
Trẻ nhiễm giun. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn Trung Quân,
Mối nguy hại khi trẻ nhiễm giun:

- Trẻ rất dể chán ăn, ăn rất ít do giun làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây thiếu Vitamin trong cơ thể trẻ.

- Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể trẻ thiếu máu, thiếu protein.

- Khi dinh dưỡng trẻ  kém, thiếu hụt do bị nhiễm giun trong thời gian dài khiến trẻ bị xanh xao, ốm yếu kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu dễ nhiễm bệnh, thấp còi) và trí tuệ (học không tập trung, học hành sa sút).

- Trẻ nhiễm giun nếu không được điều trị sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý khác như: Viêm ruột thừa, tắc ruột và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

Những dấu hiệu dễ phát hiện trẻ bị nhiễm giun:

- Biểu hiện trẻ ngứa vùng hậu môn vào ban đêm.

- Khó chịu trẻ hay quấy khóc.

- Khó ngủ, thỉnh thoảng hay đái dầm.

- Trẻ chán ăn.

- Đau bụng, bụng nổi nhiều gân xanh và có thể rối loạn tiêu hóa. Đi ngoài phân lỏng đôi khi có lẫn máu và chất nhầy.

- Ở trẻ em gái, có thể mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.

- Trẻ xanh xao có dấu hiệu thiếu máu - Ho khan.

- Sáng sớm trẻ mới ngủ dậy hay có những hạt li ti hay sợi dài từ 5-10mm màu trắng di chuyển ở đáy quần trẻ, gối ôm hay ra giường.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh môi trường kém. Hậu quả của nhiễm giun đường ruột làm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn suy dinh dưỡng, thiếu máu và có thể bị tử vong do các biến chứng của nhiễm giun.

Các loại giun thường gặp ở trẻ em:

Giun đũa: Giun đua ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng phân ra ngoài gây ô nhiễm đất nước. Qua thức ăn, nước, tay bẩn trứng giun theo đường miệng vào ruột, nở thành ấu trùng và trở thành giun trưởng thành.

Khi trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.

Giun kim: giun kim sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo, trứng giun vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.

Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc ở trong phân.

Giun móc: giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi…

Giun tóc: giun tóc ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống vào ruột phát triển thành giun trưởng thành. Khi trẻ bị nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X