Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu gối, không co nhảy cao được... em phải làm gì thưa bác sĩ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, ở TPHCM. Cách đây 4 năm, chân em bị đau gối, lúc đó em hay chơi bóng chuyền, lúc đầu đau nhẹ, em vẫn tiếp tục chơi chứ không nghĩ, sau khoảng 3 tháng nó nặng lên. Và từ đó đến giờ, hai gối em bị đau luôn, em không chạy nhanh được, không co gối nhảy cao lên được, không ngồi chồm hỗm được. Cách đây 3 năm, em đã đi khám bác sĩ ở bên Chấn thương Chỉnh hình và Bệnh viện Đại học Y Dược, em chụp MRI, uống thuốc cả rồi, nhưng gối em bình thường, không có tổn thương, bác sĩ cũng chưa xác định được em bị gì. Và đến giờ em cũng không biết gối mình bị gì, cũng không biết đi khám ở đâu để có kết quả khả quan hơn. Mong bác sĩ tư vấn. Em xin cảm ơn.

Trả lời
Đau đầu gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau đầu gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Như em trình bày trên, em rất quan tâm về khớp gối của mình và lo lắng dù rằng các bệnh viện chuyên khoa đã loại trừ tổn thương khớp gối của em là bình thường.
Em cần theo dõi thêm khớp gối của em khi có biểu hiện sưng đau nhiều, khó vận động và đi lại, khi đó em cần khám lại lập tức tại 2 bệnh viện trên để được bác sĩ xác định lại tình trạng đau vào thời điểm đó cho em.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Đầu gối có khả năng xoay và quay, là do cấu trúc phức tạp của bốn xương, bốn dây chằng quan trọng và các sợi gân. Đầu gối còn có thể uốn cong, duỗi thẳng, gánh trọng lượng của cơ thể - trong lúc phối hợp nhịp nhàng với mắt cá chân và hông. Vì áp lực này, đầu gối rất dễ bị chấn thương.

Đau đầu gối chia làm 2 loại: tức thời (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính). Vận động khớp gối quá mức khi chơi thể thao hoặc khi bị viêm nhiễm sẽ làm đau gối cấp tính.

Chấn thương, sưng viêm (chẳng hạn như là viêm khớp), hay nhiễm trùng sẽ dẫn đến đau gối mạn tính. Nếu bạn bị chấn thương đầu gối, hãy nhớ dưỡng thương theo nguyên tắc P.R.I.C.E: Bảo vệ (Protect), Nghỉ ngơi (Rest), Chườm lạnh (Ice), Băng ép (Compression) và Nâng lên (Elevation).

- Bảo vệ đầu gối đang bị chấn thương và người bị chấn thương.

- Để đầu gối nghỉ ngơi, không dùng đầu gối để gánh lực nặng.

- Chườm lạnh cho bớt sưng và tạo cảm giác tê giúp giảm đau. Không nên chườm lạnh lâu hơn 15 phút, tránh tình trạng tê cóng. Các lần chườm lạnh nên cách từ 40 đến 45 phút.

- Bó đầu gối chấn thương bằng băng co giãn hoặc băng ép sẽ giúp cố định và hỗ trợ đầu gối . Lưu ý không bó quá chặt.

- Nâng cao chân bị chấn thương sẽ giảm sưng và giảm đau gối. Nếu không lưu ý hoặc không điều trị gãy xương và bong gân đúng cách có thể dẫn đến tình trạng đau mạn tính.


BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm
Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X