Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đau cơ, nhức xương khi bị hạch viêm, điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em năm nay 28 tuổi. Cách đây 3 tháng em có nổi mấy hạch ở dưới hàm, hạch to nhất kích thước 9×12mm, sờ cứng, di động tốt. Em đi kiểm tra ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận là hạch viêm. Sau đó khoảng 2 tháng thì em thấy đau các cơ ở 2 bên hố nách và háng, đau nhức xương khắp người. Em sờ thấy nổi thêm mấy cái hạch ở nách và bẹn, hạch ở cổ vẫn như thế không phát triển to hơn. Kết quả làm xét nghiệm đợt này là em vị viêm họng mãn tính, viêm amidan mãn, viêm khớp phản ứng, thoát vị đĩa đệm C4,5 và L5, viêm phế quản. Kết quả siêu âm hạch cổ là hạch to nhất 8.4mm. Bác sĩ có cho chọc tế bào kim nhỏ hạch bẹn, kết luận là hạch viêm mãn tính, các kết quả xét nghiệm máu và sinh hóa bình thường, chỉ có MCV 79, MCH 24.5, các xét nghiệm dấu ấn ung thư bình thường, xét nghiệm đông máu bình thường, máu lắng 1h 12, 2h 27, chỉ số Kinase Creatine 195, HIV, viêm gan B đều âm tính. Cách đây 2 tuần em đi kiểm tra lại ở Bệnh viện K, kết quả siêu âm hạch dưới hàm có vài hạch, kích thước hạch lớn nhất là 8mm, 1 hạch cổ sau 11mm bờ gọn, còn cấu trúc mỡ rốn hạch. Ở nách cũng có vài hạch, kích thước lớn nhất là 5×16mm, ở bẹn hạch lớn nhất là 4×15mm đều bờ gọn và còn cấu trúc mỡ rốn hạch. Chọc xét nghiệm tế bào kim nhỏ hạch góc hàm kết quả hạch viêm. Hiện tại bác sĩ đang kê đơn cho uống Cefixim, Cefprozil, thuốc dạ dày, Glucosamin, bổ sung Canxi, viên uống tăng cường miễn dịch. Hiện tại vẫn thấy hay đau cơ vùng nách, háng và đau nhức xương. Xin bác sĩ tư vấn cho em với ạ. Em lo lắng lắm. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Hạch viêm thường là đi kèm với viêm nhiễm ở khu vực lân cận. Những trường hợp hạch to toàn thân thường cần sinh thiết để làm rõ chẩn đoán.
Trường hợp của bạn chẩn đoán qua sinh thiết kim nhỏ chưa rõ ràng, không giúp khẳng định bất kỳ chẩn đoán ung thư hay viêm đặc hiệu nào. Do đó, bạn nên dùng thuốc theo toa bác sĩ và tái khám để được tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân nếu bệnh không thuyên giảm bạn nhé!
Thân mến.
Hạch (hạch bạch huyết) đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm
nhập của các tác nhân gây bệnh. Hạch bình thường có kích thước từ vài
mm, nhỏ dưới 1cm, mềm, dẹt, di động, nằm ở các vị trí như nách, cổ,
ngực, bẹn… Khi cơ thể bị nhiễm trùng mạn tính cũng sẽ làm cho hạch sưng. Chẳng hạn với bệnh nhân bị lao hạch, ở cổ sẽ xuất hiện một loạt hạch lớn hơn 1cm, các hạch này có thể dính chùm với nhau. Ở thể nhiễm trùng mạn tính như lao hạch có thể điều trị khỏi, nhưng mất khá nhiều thời gian (từ chín tháng - một năm). |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình