Có phải vắc xin "5 trong 1" Pentaxim an toàn hơn Quinvaxem, AloBacsi?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim có gì khác Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem? Độ an toàn của Pentaxim có phải cao hơn Quinvaxem không? Tuy nhiên, vắc xin Pentaxim thường khan hiếm. Nếu đợt này tôi cho con chích Pentaxim, đến mũi 2, mũi 3 không có vắc xin này thì có bị sao không? Con tôi sẽ phải chuyển qua chích vắc xin khác từ đầu hay sao ạ? Cảm ơn BS đã dành thời gian tư vấn cho những người có con nhỏ như tôi. (Hồ Hồng Liên - Quận Phú Nhuận, TPHCM)
Trả lời
Chào bạn,
Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ ngừa được 5 bệnh là Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não do vi trùng HiB. Vì vậy sau khi tiêm loại vắc xin này thì các phụ huynh cần bổ sung cho trẻ bằng liều uống vắc xin uống ngừa bại liệt.
Trong khi đó vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (vắc xin dịch vụ) dùng để ngừa 5 loại
bệnh là ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm não do vi trùng HiB. Vì vậy
sau khi tiêm loại vắc xin này thì các phụ huynh cũng cần bổ sung cho trẻ liều
vắc xin viêm gan B đơn.
Điểm khác nhau nữa giữa hai loại vắc xin này là ở thành phần ngừa ho gà. Với
Quinvaxem thì thành phần vắc xin ho gà toàn tế bào bị bất hoạt, còn vắc xin
dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim của Pháp và Bỉ thì là vô bào nên không có thành phần
ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù vì vậy mà tinh khiết
hơn.
Năm 2005, chương trình Tiêm Chủng Quốc Gia Mỹ, thuộc Trung tâm Kiểm Soát và
Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố nghiên cứu về việc khi cho trẻ em tiêm lẫn
lộn giữa 2 loại vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà toàn bào (tương tự như
Quinvaxem), và với vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà vô bào (tương tự như
Pentaxim).
Họ đã đưa ra kết luận rằng việc tiêm lẫn lộn thuốc như thế không có nguy hại và
đều giúp bé chống lại được bệnh ho gà tốt hơn là khi không tiêm chủng.
Chương trình do Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe Alobacsi.vn cùng Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Bảo Ngọc (218 Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, TP.HCM) phối hợp thực hiện.
Trích nội dung BS-CK2 Nguyễn Thị Thanh tư vấn “Thắc mắc thường gặp khi tiêm ngừa ở trẻ”
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình