PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy
Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam -
Em nghe nói đeo máy trợ thính có thể làm tình trạng nghe kém trở nên nặng hơn. Em không biết thực hư chuyện này như thế nào, mong BS giải đáp ạ? (Bạn đọc Minh An)
PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy
Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam -
Bạn thân mến,
TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi họng TPHCM giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nhiều bệnh nhân lo sợ đeo máy trợ thính sẽ làm tình trạng thính lực nặng hơn. Thực tế, trường hợp này có xảy ra, do bệnh nhân chỉ mua loại máy tăng âm lượng, không phải máy trợ thính chính xác. Bởi vì, máy trợ thính phải phù hợp với dạng điếc của từng người, còn với những máy khuếch đại âm thanh, chỉ làm khuếch đại các tần số âm thanh.
Khi bệnh nhân sử dụng sẽ có cảm giác khó chịu vì tần số nghe được khuếch đại rất to, trong khi tần số nghe của người bệnh kém. Do không biết cách điều chỉnh phù hợp, thậm chí nghe ồn ào, gây khó chịu, nhức đầu, phải gỡ máy ra và không thể tiếp tục sử dụng. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến thính lực và tâm lý của bệnh nhân.
Vì vậy, điều quan trọng là lựa chọn đúng loại máy trợ thính và máy phải phù hợp với dạng mất thính giác của người bệnh.
Bên cạnh đó, chị Lâm Chi - người thân bệnh nhân suy giảm thính lực cũng cho biết, chị đã tham khảo ý kiến chuyên gia và được khuyên mua những máy rõ nguồn gốc xuất xứ. Cần đến các trung tâm trợ thính để biết nên đeo dòng máy nào. Vì vậy, cả nhà chị đã thuyết phục và đưa bố đến một trung tâm trợ thính uy tín tại TPHCM để đo thính lực.
Trong quá trình đo thính lực, chuyên gia thực hiện khá chi tiết và cụ thể, cơ sở vật chất tại trung tâm rất hiện đại. Sau khi đo thính lực bằng máy, bác sĩ tư vấn và đo lại bên ngoài. Qua 2 lần kiểm tra để đưa ra một kết quả chính xác. Cuối cùng, đã chọn được máy trợ thính phù hợp với nhu cầu và mong muốn, cũng như điều kiện kinh tế gia đình.
Chiếc máy có xuất xứ từ Đức, thực sự đó là một cuộc cách mạng đối với việc nghe của bố chị Chi, vì giúp ông nghe rõ hơn, từ đó vui vẻ và dễ tính trở lại. Lúc trước nghe không rõ nên ông hơi khó tính, giao tiếp không được tốt, mất kết nối khiến trong người khó chịu. Do đó, khi bố chị dễ chịu trở lại, cả nhà đều vui vẻ.
Vì vậy, việc lựa chọn đúng trung tâm để đi khám, mua đúng máy trợ thính rất có ích cho người bệnh.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy trợ thính khác nhau. Tốt nhất nên đưa người bệnh đến các trung tâm máy trợ thính uy tín, có bác sĩ tư vấn về máy hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để bác sĩ tư vấn đúng loại máy trợ thính, không phải máy khuếch đại âm thanh.
Nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ cũng có suy nghĩ đơn giản là ra mua đại một máy về dùng. Thường các loại máy đó sẽ không đeo được, thậm chí còn gây khó chịu và ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân. Vì vậy, cần một chiếc máy phù hợp với thính lực đồ và có kỹ thuật số hiện đại để điều chỉnh theo thính lực của bệnh nhân. Như vậy, khi sử dụng sẽ giúp bệnh nhân nghe hiểu môi trường xung quanh tốt hơn và giảm tình trạng ảnh hưởng làm thính lực ngày càng nặng hơn.
Nếu có nhu cầu đo thính lực để xác định tình trạng bệnh, bạn có thể đăng ký tại đây để được nhận ngay một suất ĐO KHÁM THÍNH LỰC MIỄN PHÍ - KHÔNG GIỚI HẠN thời gian đăng ký - từ đơn vị đồng hành WSAudiology.
Bạn và gia đình có thể xem thêm bài viết về chủ đề này trên AloBacsi:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình