Hotline 24/7
08983-08983

Có nên uống thuốc điều trị cảm trong quá trình hình thành phôi thai?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị rụng trứng ngày 19/2, trước đó vợ chồng em có quan hệ ngày 15/2, ngày 17/2 em bị cảm nhẹ, ho khan, sổ mũi, khạc đàm buổi sáng; ngày 19/2 vợ chồng em có quan hệ nữa. Bác sĩ cho em hỏi giờ em uống thuốc được không hay không được uống thuốc gì cả? Em rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất, em cảm ơn. Em bị viêm phế quản cấp tính, hội chứng phản ứng sau viêm.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bị cảm cúm khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị cảm cúm trong quá trình hình thành phôi thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Như vậy là vợ chồng em đang cố gắng thụ thai, nhưng em lại bị "cảm nhẹ, ho khan, sổ mũi, khạc đàm buổi sáng" giữa 2 lần quan hệ và băn khoăn không biết có uống thuốc được không để không ảnh hưởng đến phôi thai.

Thế nhưng thông tin thêm em ghi là "viêm phế quản cấp tính, hội chứng phản ứng sau viêm" thì tôi không rõ là có liên quan ra sao đến khoảng thời gian 15-19/2 của em? Cho nên tôi không rõ là trước đó em đã và đang dùng thuốc gì, đã ngưng thuốc bao lâu, vì có thể thuốc em vừa mới ngưng lại có ảnh hưởng đến thai.

Mặt khác, không phải loại cảm nào cũng nhẹ nhàng, có những loại cảm do nhiễm Rubella có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi ở giai đoạn đầu mang thai (có thể lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh...), và không phải cảm nào cũng cần uống thuốc.

Do đó, trường hợp của em là cần phải gặp bác sĩ Sản khoa sớm, để bác sĩ xem xét bệnh tình cho em, các thuốc em đã dùng, từ đó mới có hướng tư vấn xử lý phù hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mẹ bầu bị cảm có thể bị viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi nếu bị cảm khi mang thai. Một số trường hợp có thể bị viêm tai giữa, sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não nhưng ít gặp.

Ngoài ra, nếu bị cảm cúm khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ sinh non cao, thai chết lưu hoặc bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi.

Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, việc bà bầu bị cảm cúm không cần gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kì. Ở thời kì này, thai nhi cũng đã hình thành và phát triển đến mức độ nhất định.

Tuy ở giai đoạn cuối thai kì an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song phụ nữ đang mang thai vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm.

Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Để phòng tránh cảm cúm bạn cần chú ý những vấn đề sau:

- Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
- Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Mẹ có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
- Mẹ bầu nên hạn chế ra đường. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên cẩn thận mang theo áo khoác, váy chống nắng, ô che, áo mưa đề phòng thay đổi thời tiết
- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không năm ngay hướng quạt vào mặt và lấy một chiếc khăn mỏng trùm lên cổ.
- Tra thuốc nhỏ mũi nếu có dấu hiệu ngạt mũi hay mũi nhiễm bụi.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X