Có nên cho bé nạo VA khi thường xuyên bị sổ mũi?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Con tôi 11 tuổi thường hay sổ mũi, khi đi khám bác sĩ chẩn đoán con tôi bị VA tồn dư, phải cắt bỏ. Vậy việc cắt bỏ VA có nên hay không? Có hướng điều trị nào khác không? Sau khi cắt bỏ thì có khỏi bệnh dứt điểm không?
Trả lời
VA là một trong những tổ chức lympho trong một vòng các tổ chức lympho ở vùng mũi họng. Tổ chức này làm nhiệm vụ như những “người lính bảo vệ” cửa ngõ của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhưng khi tổ chức này bị “thoái hóa”, trở thành nơi lưu trữ thay vì bài trừ vi khuẩn thì sẽ gây nên hiện tượng phù nề, tiết dịch viêm làm cho trẻ em có triệu chứng chảy mũi dịch đục, vàng, xanh… nghẹt mũi, thậm chí gây biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm phế quản phổi. Đó cũng là lý do tại sao trẻ nhỏ hay phải nạo VA.
Thông thường, tổ chức VA sẽ teo dần đi khi trẻ lên 8 tuổi và hầu như không còn thấy ở người lớn. Nếu bác sĩ đã khám cho con bạn và nói cháu có VA tồn dư và khuyên nạo bỏ thì bạn có thể nghe theo chỉ định này.
Thủ thuật nạo VA theo tôi nghĩ cũng đơn giản và không nguy hiểm. Hi vọng con bạn sẽ hết bị sổ mũi sau khi làm thủ thuật này.
Tuyến VA là khối mô nhỏ ở phía sau mũi, phía trên vòm miệng. Bạn không thể thấy tuyến VA khi nhìn vào miệng của ai đó. Đôi khi tuyến VA của trẻ có thể bị sưng hoặc to lên sau khi nhiễm vi khuẩn, virus hoặc sau một tác nhân gây dị ứng. Tuyến VA có thể được cắt bỏ bằng cách phẫu thuật bởi bác sĩ khoa tai-mũi-họng và mất khoảng 30 phút. Sau đó, bé sẽ cần ở lại khoa hồi sức trong một giờ cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng. |
Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình