Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số xét nghiệm của tôi thể hiện tình trạng viêm gan B mạn như thế nào?

Câu hỏi

Tôi 52 tuổi, mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Vừa rồi tôi đi xét nghiệm định kì, kết quả như sau: - SGOT (AST): 27.9U/L; SGPT (ALT): 33.7U/L - Định lượng HBsAg: 29.88 Ul/mL - Anti HBs: 2 U/L - HBeAg: âm tính - Anti HBe: dương tính 0.004 - Total Anti HBc: dương tính 0.007 Xin hỏi với những chỉ số trên tình trạng bệnh viêm gan B của tôi đang diễn biến thế nào vậy bác sĩ? Xin cảm ơn.

Trả lời
Viêm gan B mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm gan B mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Qua xét nghiệm hiện tại, nếu chưa điều trị, viêm gan B mà bạn mắc phải đã vào giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, chứng tỏ HBV ngưng nhân đôi hoặc có thể mắc phải loại siêu vi đột biến (ở đây không có chỉ số HBV DNA nên không thể kết luận). Với chỉ số men gan bình thường, chưa có dấu hiệu tổn thương gan thì chưa cần thiết phải điều trị.

Bạn nên tái khám chuyên khoa Gan mật mỗi 3 tháng để làm xét nghiệm tầm soát đánh giá thời điểm cần điều trị bạn nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm gan B mạn tính là biến chứng của viêm gan B cấp không được điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm. Viêm gan B mạn tính gây những tổn thương nghiêm trọng cho gan. Virus viêm gan B hoạt động và sao chép mạnh mẽ khiến cho chức năng gan ngày càng bị suy yếu. Nếu không được điều trị, bệnh viêm gan B mạn rất dễ chuyển thành xơ gan, ung thư gan, người bệnh có thể tử vong.

Viêm gan B mạn tính càng được điều trị sớm bao nhiêu thì người bệnh càng có cơ hội chữa khỏi bấy nhiêu. Mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính là giúp cơ thể kiểm soát sự sao chép của virus và làm giảm lượng virus. Điều này giúp bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do virus gây ra.

Người bệnh viêm gan B mạn tính không nên quá lo lắng về bệnh tật. Giữ tâm trạng thoải mái, tin tưởng bác sĩ và nghiêm túc trong điều trị sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả các loại thuốc bổ gan.

Có hai nhóm thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị viêm gan B mạn tính: Interferon và các thuốc kháng virus.

Interferon có 2 dạng chính: Interferon pegylate hóa và Interferon thông thường. Nếu điều trị bằng Interferon, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng dạng Interferon pegylate hóa, chỉ dùng 1 lần/48 tuần hơn là dùng Interferon thông thường với 3 lần/tuần.

Trong quá trình điều trị viêm gan B bằng thuốc, người bệnh cần tái khám theo hẹn của bác sĩ để làm các xét nghiệm máu thường quy và kiểm tra để xem khả năng đáp ứng điều trị như thế nào. Căn cứ trên kết quả tái khám và xét nghiệm thường quy, các bác sĩ sẽ có kế hoạch cho việc điều trị tiếp theo.

Điều trị bằng thuốc kháng virus có tác dụng làm ngừng sự sao chép của virus, làm giảm lượng virus trong máu. Một vài thuốc kháng virus có thể kể đến như: Lamivudine, entecavir, adefovir, tenofovir... Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng virus có thể bị đảo ngược nếu người bệnh ngưng dùng thuốc. Do đó, hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần phải dùng thuốc hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại để kiểm soát virus.

Để việc điều trị viêm gan B mạn tính đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất, người bệnh viêm gan B mạn tính nên xin tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc và nghỉ ngơi để có thể hỗ tốt nhất cho việc điều trị bệnh.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X