Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chỉ số FT3 là 6 có liên quan đến nhịp xoang nhanh?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em xét nghiệm tuyến giáp có kết quả như dưới đây. Các chỉ số đều trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên em thấy chỉ số FT3 là 6 (so với mức tối đa cho phép là 6.8), như vậy có cao không ạ? Chỉ số này thể hiện điều gì? Em khám sức khỏe tổng quát nhịp xoang hơi nhanh 98/phút. Rất mong nhận được hồi đáp. Cảm ơn bác sĩ. Danh mục khám Kết quả Đơn vị - Chỉ số bình thường FT3 6.00 pmol/L (3.1-6.8) FT4 15.05 pmol/L (12-22) TSH 1.37 µU/mL (0.27 - 4.2)
Trả lời
Về sinh lý, TSH là hormon do tuyến yên tiết ra, TSH tác dụng lên tuyến giáp làm cho tuyến giáp tiết ta T3 T4. Sau khi được tổng hợp bởi tuyến giáp T3 T4 được phóng thích vào máu, trong máu các hormon tuyến giáp tồn tại dưới 2 dạng:
+ Dạng gắn với protein huyết tương chủ yếu với TBG (thyroxine binding globuline), 1 phần gắn với TBPA (thyroxine binding prealbumine) và TBA (thyroxine binding albumine).
+ Dạng tự do FT3 (Free Triiodothyroxine) FT4 (Free Thyroxine), chỉ chiếm 1 phần nhỏ của T3 và T4 nhưng thể hiện chức năng sinh lý rõ ràng.
T3, T4 lưu thông trong máu phụ thuộc vào các protein vận chuyển mà các protein này thay đổi tùy vào điều kiện lâm sàng của bệnh nhân như mang thai, dùng thuốc tránh thai, điều trị bằng estrogen… khi lượng protein vận chuyển thay đổi thì nồng độ của T3, T4 sẽ thay đổi theo trong khi đó dạng T3, T4 tự do không phụ thuộc vào protein vận chuyển và chỉ có Free T3, Free T4 (fT3, fT4) là phần chịu trách nhiệm về hoạt động sinh học của tuyến giáp, như vậy đo nồng độ Free T3, Free T4 trong chẩn đoán bệnh tuyến giáp sẽ có độ tin cậy và chính xác hơn.
Các chỉ số về tuyến giáp của em trong giới hạn bình thường cho thấy nhịp xoang nhanh không phải do nguyên nhân rối loạn chức năng tuyến giáp mà ra. Em nên tái khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để tìm nguyên nhân khác em nhé!
Thân mến.
Nhịp xoang nhanh là khi nút xoang kích thích quả tim đập nhanh trên 100 lần trong một phút. Đây là đáp ứng bình thường của quả tim đối với nhu cầu oxy tăng lên của cơ thể. Trong đa số các trường hợp, nhịp nhanh xoang không cần phải điều trị. Vấn đề chính là cần phát hiện và điều trị nguyên nhân gây ra nhịp nhanh xoang. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta giao cảm. Có
rất nhiều nguyên nhân gây nhịp xoang nhanh, đôi khi chúng có thể chỉ là
nhịp xoang nhanh sinh lý, không đáng lo ngại và không cần điều trị. Đối phó với nhịp xoang nhanh: -
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp ổn định
nhịp tim ở người nhịp xoang nhanh và phòng ngừa các bệnh tim mạch khác.
Trường hợp người bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
về cách thức tập luyện để tránh ảnh hưởng đến tim mạch. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình