Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số Eso tăng cao lâu dài có sao không?

Câu hỏi

BS cho em hỏi. Eos% máu tăng cao 30.8%, để lâu dài mà không phát hiện bệnh thì có sao không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa

Chào em,

Eso là viết tắt của bạch cầu ái toan trong máu. Bạch cầu được phân thành ba loại chính: bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và lympho. Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). 

Tăng số lượng tế bào eosophil trong máu thường liên quan đến đáp ứng điều hòa miễn dịch, xảy ra ở nhiều quá trình bệnh lý, bao gồm phản ứng viêm, dị ứng, ung thư và nhiễm ký sinh trùng.

Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng bạch cầu ái toan:

Do dị ứng: viêm mũi dị ứng, dị ứng cơ địa, hen phế quản.

Do các rối loạn ở bệnh da: bệnh Pemphigus, dạng nốt như Pemphigus, viêm nút động mạch (Polyarteritis Nodosa).

Do nhiễm trùng các bệnh nhiệt đới, đặc biệt là ký sinh trùng: giun xoắn (Trichinosis), nấm Aspergillus, bệnh Hydatidosis, giun mạch Angiostrongylus, giun đũa A.lumbricoides, giun Capillaria spp, ấu trùng sán lợn (Cysticercosis), sán dải Echinococcus, sán lá gan lớn (Fascioliasis), giun chỉ (Filariasis), giun đầu gai (Gnathostomiasis), sán lá phổi (Paragonimiasis), sán máng (Schistosomiasis), giun lươn (Strongyloidiasis), giun đũa chó (Toxocara canis), giun tóc Trichuris trichiura.

Do nhiễm vi khuẩn: sốt hồng ban (Scarlet Fever), bệnh phong (Leprosy).

Do các bệnh lý mạch máu hoặc liên quan đến sợi collagen: viêm khớp dạng thấp (RA - Rheumatoid Arthritis), viêm quanh động mạch (Periarteritis), lupus ban đỏ hệ thống (SLE - Systemic Lupus Erythematosus), hội chứng đau cơ tăng bạch cầu ái toan (EMS - Eosinophilia-Myalgia Syndrome).

Do sử dụng thuốc hoặc xạ trị: liệu pháp tia xạ, thuốc Aspirin, Chlorpropamide, Erythromycin, Imipramine, Methotrexate, Nitrofurantoin, Procarbazine, Sulfonamides.

Do rối loạn tăng sinh tủy và các bệnh ác tính khác: bệnh tăng bạch cầu tủy bào mạn tính (CML), u lympho Hodgkin, u lympho Non-Hodgkin, bệnh đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương (Myelofibrosis).

Do nguyên nhân khác: viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (EG - Eosinophilic Gastroenteritis), bệnh Sarcoidosis, bệnh Addison, hội chứng Loeffler.

Bất kể 1 bất thường nào của cơ thể chứ không chỉ riêng tình trạng tăng EOS trong máu, nếu để kéo dài không tìm ra nguyên nhân thì thường sẽ đối mặt với hai nguy cơ sau: một là bệnh tiến triển âm thầm mà mình không biết, đến khi bệnh toàn phát biểu hiện nhiều triệu chứng ra ngoài thì đã vào giai đoạn muộn của bệnh; hai là cảm giác lo lắng thường trực về vấn đề sức khỏe của bản thân có thể sinh ra những rối loạn khác của cơ thể. Do đó, tốt hơn hết khi cơ thể có bất thường về sức khỏe, chúng ta nên khám chuyên gia về vấn đề này, tầm soát các nguyên nhân nguy hiểm, ngay cả khi không tìm ra nguyên nhân thì cũng có hướng theo dõi sức khỏe thích hợp (định kỳ bao nhiêu tháng 1 lần, cần làm những gì…)

Số lượng bạch cầu ái toan của em tăng cao khá nhiều, em nên khám chuyên khoa huyết học để tìm các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan để có hướng theo dõi và điều trị bệnh thích hợp, em nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X