Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật giúp vết thương mau lành
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Bà em năm nay 60 tuổi, mới làm phẫu thuật bệnh phụ khoa 4 ngày, sức khỏe đang phục hồi tốt, ăn uống vẫn bình thường, nhưng hơi kén. Mong bác sĩ tư vấn dinh dưỡng như thế nào cho vết thương mau lành? Cám ơn bác sĩ.
Trả lời
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Sau một cuộc phẫu thuật lớn, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng do mất máu, mất nhiều năng lượng để hồi phục vết thương và tình trạng ăn uống kém.
Từ sau ngày thứ 4, thường bệnh nhân đã có thể trung tiện, ăn uống được nhưng cảm giác thèm ăn chưa nhiều. Khẩu phần nên tăng dần về năng lượng và đạm, nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất (đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất), cho ăn thành nhiều bữa (4-6 bữa), ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, bệnh nhân có thể uống sữa bột ít béo nếu không dị ứng. Trường hợp dị ứng sữa có thể sử dụng sữa thuỷ phân, sữa từ các loại hạt…
Nhìn chung sau mổ, không có quá nhiều kiêng cữ, chủ yếu là tăng dần dần khẩu phần để cơ thể thích nghi dần, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây đầy hơi khó tiêu.
Nếu trước đây bà của em có dị ứng với loại thức ăn nào thì cũng nên tránh. Trường hợp bà không thể dung nạp thức ăn qua đường miệng thì nên báo bác sĩ để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng em nhé!
Thân mến.
Sau một cuộc phẫu thuật lớn, người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng do mất máu, mất nhiều năng lượng để hồi phục vết thương và tình trạng ăn uống kém.
Từ sau ngày thứ 4, thường bệnh nhân đã có thể trung tiện, ăn uống được nhưng cảm giác thèm ăn chưa nhiều. Khẩu phần nên tăng dần về năng lượng và đạm, nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất (đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất), cho ăn thành nhiều bữa (4-6 bữa), ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, bệnh nhân có thể uống sữa bột ít béo nếu không dị ứng. Trường hợp dị ứng sữa có thể sử dụng sữa thuỷ phân, sữa từ các loại hạt…
Nhìn chung sau mổ, không có quá nhiều kiêng cữ, chủ yếu là tăng dần dần khẩu phần để cơ thể thích nghi dần, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây đầy hơi khó tiêu.
Nếu trước đây bà của em có dị ứng với loại thức ăn nào thì cũng nên tránh. Trường hợp bà không thể dung nạp thức ăn qua đường miệng thì nên báo bác sĩ để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng em nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Sau phẫu thuật bệnh nhân thường mất rất nhiều sức và cảm thấy đau đớn. Vì vậy, để chăm sóc người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe chúng ta cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống của họ. Theo đó chúng ta cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân. Khẩu phần ăn hàng ngày cần đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ các dưỡng chất cho người bệnh đăc biệt là hàm lượng protein cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Thông thường những bệnh nhân sau phẫu thuật đều cảm thấy không ngon miệng khi ăn. Do đó, chúng ta cần chia thức ăn thành các bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa đủ để bệnh nhân cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Nếu bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu thì bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thì chúng ta cần tăng thêm khẩu phần rau củ và các loại trái cây như: khoai lang, nước ép trái cây và rau các loại… Ngoài ra, bệnh nhân không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, gà, vịt… các loại thức ăn có vị ngọt, nhiều đường như bánh, kẹo, mứt hay các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến vết thương. * Xây dựng chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân: - Thức ăn giàu đạm Để chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật, chúng ta cần xây dựng chế độ ăn với đầy đủ chất đạm. Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt nạc như heo, gà và các loại hải sản... Chất đạm trong các thực phẩm này có tác dụng giúp người bệnh phục hồi và cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật. Đồng thời, các axit amin từ chất đạm có liên quan trực tiếp tới quá trình cơ thể chữa lành vết thương và tái tạo mô. Những thực phẩm cung cấp chất đạm tốt nhất là thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu và hạt cây. Các sản phẩm từ sữa là một nguồn protein rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nó lại dễ gây ra táo bón cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc người bệnh chúng ta chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng. Việc lạm dụng các sản phẩm từ sữa có thể sẽ làm bệnh nhân thừa protein, dễ gây ra các bệnh lí khác ngoài mong muốn. Khi chọn lựa sữa, cần chọn sữa năng lượng cao (1ml = 1Kcal), đồng thời có bổ sung thêm chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động tốt hơn. - Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất Một phần không thể thiếu trong dinh dưỡng chăm sóc người bệnh, đó chính là vitamin và chất khoáng. Các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có nhiều trong các loại rau củ rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc cho bệnh nhân ăn nhiều rau củ còn giúp họ giải quyết các vấn đề về tiêu hóa cũng như cải thiện tinh thần, giúp ngon miệng hơn. Việc bổ sung nhiều vitamin C từ các loại trái cây họ cam, bưởi, chanh cùng với các loại rau củ như: rau bina, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại…có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình lành bệnh tốt cho chăm sóc người bệnh. Mặt khác, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và Beta - carotene như cà rốt, đu đủ, gấc,khoai lang… còn có tác dụng tích cực trong quá trình hình thành mô sẹo và làm mờ vết thương đặc biệt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở các vết thương hở và sâu. - Ăn đủ chất đường và nhiều chất xơ Chất đường nên ăn là các lọai ngũ cốc như gạo, khoai, đậu, bánh mỳ… Nên chọn các loại ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lứt, bột yến mạch, đậu nguyên hạt …để chế biến thức ăn tốt cho người bệnh.Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện chức năng đường ruột và có tác dụng tốt trong quá trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hiệu quả. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình