Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Chân bị phù nề sau khi tháo bột do gãy có nguy hiểm không?
Câu hỏi
Năm nay tôi 44 tuổi. Tôi bị gãy (kín) hai xương phía trên mắt cá khoảng 3 cm trở lên đến gần giữa ống đồng ở cẳng chân trái (vì gãy xoắn chéo phức tạp nên bác sĩ bảo không thể mổ để nẹp chốt đinh được). Tôi bị gãy và bó bột từ ngày 15/07/2018, theo giấy xuất viện bác sĩ có dặn là sau 2 tháng rưỡi (khoảng 75 ngày) thì mới được tháo bột. Nhưng tôi đã cố giữ được 2 tháng 25 ngày (tức là muộn hơn 10 ngày so với chỉ định của bác sĩ) tôi mới tháo bột. Sau khi tháo bột tôi có chụp phim Xquang lại vết gãy và thấy rõ vết gãy vẫn còn hở. Bác sĩ cho biết là vết gãy đang trong quá trình can xương và dặn tôi là về nhà chỉ được tập đi nhẹ có sự hỗ trợ bằng nạng. Tôi cũng thực hiện như lời bác sĩ dặn. Để cẩn thận hơn, tôi có mua một bộ nẹp hơi chuyên dụng để nẹp bên ngoài hỗ trợ dọc hai bên cả thân cẳng chân từ giáp đầu gối xuống qua mắt cá chân, nhưng vẫn thấy khu vực gãy gồm: bắp chân + cổ chân + mu bàn chân có hiện tượng sưng to, lấy ngón tay ấn thấy lún thịt và để một lúc sau khoảng 30 - 40 giây nó mới đàn hồi trở lại. Trong khi tôi tập đi lại thì không cảm thấy đau buốt như lúc mới gãy, mà chỉ cảm thấy hơi tức chân nơi ổ gãy và nơi cổ chân. Với triệu chứng chân của tôi bị sưng như vậy thì cho tôi xin hỏi bác sĩ là có vấn đề gì nguy hiểm không? Chân tôi sưng như vậy thì có phải do vết gãy chưa lành dẫn đến đầu xương day đi, day lại chạm vào thịt bên trong gây ra sưng hay không? Nếu có ảnh hưởng hoặc nguy hiểm thì tôi phải làm sao? Nếu không thì bao lâu nữa chân tôi mới hết sưng và khỏi hẳn, chế độ ăn uống, dinh dưỡng có phải kiêng khem gì không ạ? Xin kính chào và chân thành cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Theo mô tả thì vùng cẳng chân bên gãy của bạn có hiện tượng phù mềm, ấn lõm. Phù có thể kèm nóng, đỏ, đau trong trường hợp viêm mô tế bào, viêm các khớp cổ chân, khớp gối sau chấn thương. Nếu phù giảm khi kê chân cao, tăng khi tập đi hoặc khi để chân thấp thì khả năng là do bệnh lý của tĩnh mạch chi dưới. Nguyên nhân gây ra tình trạng phù nề chân có thể do tổn thương tĩnh mạch trong chấn thương, cũng có thể tình trạng bất động làm nặng lên bệnh lý tĩnh mạch vốn sẵn có.
Dù sao, bạn vẫn nên tới bệnh viện để khám lại, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng mạch máu qua thăm khám và siêu âm, từ đó có hướng điều trị phù hợp bạn nhé!
Thân mến.
Cẳng chân hoặc mắt cá chân bị sưng phù có thể khiến phần dưới của chân trông có vẻ to ra hơn so với bình thường. Nó có thể làm cho bệnh nhân khó khăn khi đi lại. Sưng cẳng chân và mắt cá chân có thể gây đau kèm theo cảm giác da căng và kéo dài ra. Một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng sưng phù chân (mắt cá chân hoặc cẳng chân). Bao gồm: Việc điều trị chân bị phù nề phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Ngoài việc gối cao chân khi ngủ, một trong những điều trị đầu tiên mà bác sỹ thường khuyên bạn là nâng cao hai chân ở trên mức độ ngang ngực. Ngoài ra, uống thuốc chống viêm nhiễm cũng có thể giúp giảm phù nề. Cách giảm phù nề cho chân: - Cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hằng ngày vì muối góp phần tích trữ chất lỏng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình