Hotline 24/7
08983-08983

Cầm băng keo cá nhân của bệnh nhân giang mai có nguy cơ lây nhiễm không?

Câu hỏi

Thưa BS, Em có 1 vấn đề hơi hoang mang, mong BS giải đáp giúp ạ. Em đi xét nghiệm máu, sau đó đi siêu âm, trong lúc chờ kết quả em có tháo băng keo dán chỗ lấy máu bỏ vào thùng rác cùng băng keo của 1 bệnh nhân khác đang siêu âm bỏ lại trên ghế (em chỉ cầm mặt ngoài băng keo, không tiếp xúc máu). Em có dùng tay vừa cầm băng keo ấn nhẹ vào chỗ vừa lấy máu. Hồi sau bệnh nhân quay lại ngồi gần em, nói điện thoại với bạn là mình đang đi khám bệnh giang mai. Vậy em có bị nhiễm bệnh không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Băng keo cá nhân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Băng keo cá nhân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Các nghiên cứu khẳng định giang mai lây qua các đường sau:

- Quan hệ tình dục chiếm 95%. Chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai, lây lan khi niêm mạc da bị trầy xước. Tính truyền nhiễm của bệnh thời kỳ đầu khá mạnh nhưng sẽ giảm đi nếu bệnh nhân đã mắc quá 4 năm.

- Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

- Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.

- Lây truyền qua đường máu: Truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiếp xúc hằng ngày với các đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, khăn tắm, trang thiết bị y tế… có thể lây truyền bệnh giang mai.

Trong tình huống của em, khả năng lây nhiễm giang mai là gần như là bằng không.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục, và hệ thần kinh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.

Bệnh có thể lây nhiễm ở mọi người. Bệnh giang mai ở nam giới ngày càng nhiều trong khi tỷ lệ phụ nữ bị giang mai đã có phần giảm từ năm 2010. Những bệnh nhân nam mắc bệnh này thường do quan hệ đồng tính.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh giang mai của mình nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

- Không ngưng uống thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù bạn có cảm thấy khỏe hơn cho đến khi bác sĩ cho phép;
- Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai. Lây nhiễm bệnh giang mai cho thai nhi là rất nguy hiểm;
- Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt với penicillin;
- Rửa tay thường xuyên để tránh lây truyền bệnh;
- Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su;
- Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai của bạn để họ đi kiểm tra;
- Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép;
- Kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục khác.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X