Hotline 24/7
08983-08983

Cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con em được 1.5 tháng, đi ngoài từ 5-8 lần/ngày, bé bị tiêu chảy khoảng 10 ngày, sau khi khám ở bệnh viện thì đi ngoài có phân hơn, nhưng phân có khi nhầy, bợn trắng, có khi đi bọt và hiện tượng són phân không giảm (đi tiểu, xì hơi hay khóc đều són phân). Mỗi lần đi tiểu hay ị bé đều khóc nhiều, rặn ị rất lâu mới đi ngoài được (có khi vài tiếng). Làm xét nghiệm phân thì tất cả đều âm tính, riêng hạt mỡ 3+. Bé bú mẹ hoàn toàn. Khi mới sinh bé có bú sữa mẹ theo cách vắt ra trữ đông và bú bình, nhưng đến thời điểm hiện tại bé chỉ bú mẹ trực tiếp. Bé đi ngoài nhiều nên bị đỏ mông và có lở ở gần hậu môn. Gia đình em xin bác sĩ đánh giá giúp bé bệnh như thế nào và cách điều trị ạ. Gia đình xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với kết quả xét nghiệm trên cho thấy bé không bị nhiễm trùng đường ruột, nên nhiều khả năng bé bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, để có chẩn đoán xác định và hướng điều trị đúng, em nên đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng ở địa phương khám và điều trị sớm.

Còn vấn đề hăm hậu môn em có thể dùng Pepanthen cream thoa sau mỗi lần bé đi ngoài nhưng cần cho bé điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn tiêu hóa thì vùng hăm mới hết được.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa phát triển toàn diện. Chính vì vậy chỉ cần một sự tác động nhỏ thôi cũng có thể khiến cho hoạt động của đường ruột bị xáo trộn và gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Chính vì vậy ngay khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

Để bù nước và chất điện giải cho trẻ, mẹ cần tăng cữ bú và lượng sữa bú trong mỗi cữ. Trường hợp bé bị nôn ói và mất nước nghiêm trọng thì cần phải truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Trường hợp bé bị táo bón hãy pha sữa lỏng hơn theo hướng dẫn một chút. Ngoài ra mẹ cần ăn nhiều rau xanh và đồ mát để bé dễ đi ngoài hơn.

Ngoài việc sớm áp dụng những cách chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Sử dụng nguồn nước sạch đã được đun sôi để pha sữa cho bé. Các dụng cụ như bình, thìa pha sữa phải được rửa sạch sẽ và ngâm qua nước sôi rồi để cho thật khô trước khi sử dụng lại.
- Cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ
- Không cho bé mút tay hoặc ngậm đồ chơi dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
- Tránh sử dụng kháng sinh cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Hiện nay có rất nhiều bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh được lưu truyền như dùng búp ổi, hồng xiêm xanh, gừng tươi… Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng cách này cho con mình, đặc biệt khi bé còn quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X