Hotline 24/7
08983-08983

Buồn lo sau sinh, trầm cảm sau sinh và rối loạn trầm cảm khác nhau thế nào?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Sự khác nhau giữa chứng “buồn lo sau sinh”, trầm cảm sau sinh và rối loạn trầm cảm?

Trả lời
ThS.BS Trần Thị Mai Thy - Khoa Nội thần kinh, BV Quốc tế City
ThS.BS Trần Thị Mai Thy - Khoa Nội thần kinh, BV Quốc tế City

Chào bạn,

Nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồn lo sau sinh sau vài ngày em bé chào đời. Nếu bạn mắc hội chứng này, bạn có thể biểu hiện những triệu chứng sau: Tâm trạng thất thường, cảm thấy buồn bã, lo âu hay choáng ngợp, khóc lóc triền miên, chán ăn, khó ngủ…

Chứng buồn lo sau sinh hầu hết sẽ biến mất chỉ trong một vài ngày hoặc một tuần. Những triệu chứng biểu hiện không quá nghiêm trọng và không cần thiết phải điều trị.

Những triệu chứng của chứng bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn. Chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy đến ở bất cứ thời điểm nào trong năm đầu tiên bạn sinh em bé. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, bạn có thể biểu hiện ra những triệu chứng được liệt kê bên trên. Những triệu chứng khác cũng có thể là: Có ý định làm tổn thương em bé hoặc bản thân, không hứng thú với con mình. Những người bị chứng trầm cảm sau sinh rất cần được bác sĩ điều trị.

Nguy cơ mắc chứng rối loạn trầm cảm sau sinh vô cùng hiếm hoi. Cứ 1000 ca sinh nở thì chỉ có khoảng 1 dến 4 ca thai phụ mắc chứng rối loạn trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh này sẽ bắt đầu biểu hiện vào hai tuần đầu tiên sau khi sinh em bé. Những phụ nữ mắc chứng rối loạn lưỡng cực hay vấn đề sức khỏe tinh thần khác hay còn được gọi là chứng rối loạn tâm thần phân liệt có nguy cơ cao hơn mắc phải chứng rối loạn trầm cảm sau sinh. Những triệu chứng có thể là: Nhìn vô định, rối bời, thay đổi tâm trạng một cách chóng mặt, cố làm tổn thương bản thân cũng như em bé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Lơ đãng, không nhận ra con... dấu hiệu trầm cảm sau sinh?

>> Em luôn nghĩ đến cái chết và sợ chết sau khi sinh em bé 10 tháng?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác  buồn, vô vọng và tội lỗi vì bạn cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu, bạn có thể mắc bệnh này ngay cả khi không mắc nó ở những lần sinh đẻ trước.


Việc điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như việc điều trị cho bệnh trầm cảm xảy ra trước hoặc trong khi mang thai. Nếu bạn có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.

Liệu pháp nói chuyện, hay còn gọi là tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý, có thể nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự. Trong gia đình hoặc các cặp vợ chồng điều trị, bác sĩ trị liệu sẽ làm việc với bạn, chồng hoặc người thân của bạn.

Thuốc chống trầm cảm cân bằng các hóa chất trong não giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau – một số thuốc dùng kết hợp cho kết quả tốt hơn. Triệu chứng của bạn có thể được cải thiện sau khi uống thuốc ba hoặc bốn tuần.

Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc nếu trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, đến gặp bác sĩ biết ngay lập tức.

Một số phụ nữ có trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các chuyên gia tin rằng sự kích thích điện làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.

Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với trầm cảm sau sinh:

- Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh. Bao gồm các hoạt động thể chất như đi dạo với bé hàng ngày, được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh và tránh uống rượu.

- Đặt kỳ vọng thực tế. Không gây áp lực cho bản thân phải làm tất cả mọi thứ, điều chỉnh mong cầu của bạn, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bạn có thể.

- Dành thời gian cho chính mình. Nếu bạn cảm thấy như thế giới đang đổ hết lên đầu bạn, hãy dành thời gian cho bản thân. Mặc quần áo đẹp, ra khỏi nhà và ghé thăm một người bạn hoặc làm một vài việc vặt. Hãy dành thời gian ở một mình với người bạn đời.

- Tránh cô lập. Bàn bạc với chồng, gia đình và bạn bè của bạn về các cảm xúc của bạn. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ. Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hoà mình trở lại với cuộc sống.

- Yêu cầu giúp đỡ. Cố gắng mở lòng với những người thân và cho họ biết bạn cần sự giúp đỡ. Nếu ai đó nhận trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi, hãy nhận sự giúp đỡ. Bạn có thể ngủ, chợp mắt một chút hoặc bạn có thể xem một bộ phim hay uống cà phê với bạn bè.


ThS.BS Trần Thị Mai Thy
Khoa Nội thần kinh, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X