Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh lậu có thể chữa khỏi dứt điểm không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Sau 7 tuần quan hệ tình dục không an toàn em hay đi tiểu nhiều và tiểu nóng. Đi xét nghiệm tại phòng xét nghiệm địa phương theo phương pháp nhuộm soi lấy dịch lúc ngủ dậy thì kết quả là tìm thấy song cầu gram âm ngoại bào, chẩn đoán dương tính lậu mạn. Sau đó em đi xét nghiệm nhuộm soi lại chỗ xét nghiệm đó lần nữa và vẫn dương tính, họ còn chụp ảnh lại làm chứng. Em lên Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM xét nghiệm nước tiểu sau 4h kể từ lần tiểu đầu tiên theo phương pháp Realtime PCR thì kết quả âm tính với lậu và Chlamydia, bác sĩ tin tưởng vào kết quả đó hơn PCR và đã cho em thuốc uống. Họ có bảo PCR nước tiểu không chính xác lắm cho trường hợp này, nên mất tiền mà làm mình hoang mang. Bác sĩ có kê đơn Levofloxacin 500mg ngày 1 viên và Doxycyclin 100mg ngày 2 viên, liệu có khả năng chữa dứt điểm không ạ? Em đã uống 4 ngày rồi nhưng triệu chứng không thuyên giảm. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời
Xét nghiệm nhuộm soi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm nhuộm soi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Về nguyên tắc, Realtime PCR để chẩn đoán lậu cầu có độ nhạy cao, ít khi bỏ sót bệnh. Tuy nhiên, bất cứ kết quả xét nghiệm nào dù mắc tiền đến đâu cũng có tỷ lệ sai sót nhất định, hoàn toàn không thể đảm bảo chính xác 100% được. Do đó tuỳ vào biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm khác như tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, nhuộm soi nước tiểu, dịch niệu đạo… để quyết định chẩn đoán và phương hướng điều trị.

Bác sĩ không rõ trước đó bạn đã điều trị với thuốc gì, nhưng hiện nay một số báo cáo cho thấy lậu cầu đã xuất hiện kháng thuốc. Khi đó, tình hình sẽ phức tạp hơn, lựa chọn kháng sinh không còn như phác đồ điều trị bệnh lậu chuẩn được nữa mà phải dựa trên tình hình kháng thuốc của vi khuẩn (kết quả kháng sinh đồ nếu cấy dương).

Bạn cần tuân thủ phác đồ và quay lại tái khám sau khi hết thuốc để đảm bảo bệnh đã được điều trị khỏi hoàn toàn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

- Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
- Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng. Bệnh lậu ở nữ giới cũng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Bệnh lậu thường được điều trị bằng một liều thuốc kháng sinh dạng tiêm và một viên thuốc kháng sinh.

Bạn nên đến tái khám 1 hoặc 2 tuần sau khi điều trị, vì có thể bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xác định xem bạn đã hết nhiễm trùng chưa.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn;
- Sử dụng bao cao su để che dương vật hoặc miếng cao su để che bộ phận sinh dục nữ giới khi quan hệ qua đường miệng;
- Không dùng chung đồ chơi tình dục, rửa hoặc che phủ chúng bằng bao cao su mới mỗi khi dùng;
- Tránh quan hệ tình dục khi bạn chưa sẵn sàng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X