Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh động kinh tái phát, sử dụng thuốc với liều lượng như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Con năm nay 28 tuổi, nặng 53 kg, hiện đang điều trị bệnh động kinh bằng thuốc Trileptal 300 mg đã được 2.5 năm, không có cơn co giật và đang trong quá trình giảm liều với liều lượng 1/2 viên Trileptal 300 mg vào buổi tối. Nhưng không may vào ngày 8/6/2019 con lại bất ngờ bị tái phát bệnh động kinh khi đang ngủ trưa. Bác sĩ có thể cho con biết giờ con nên tiếp tục sử dụng liều lượng 1/2 viên Trileptal/ngày hay là phải tăng liều thuốc trở lại? Lúc mới điều trị, liều thuốc con dùng là 2 viên Trileptal chia vào 2 buổi sáng và tối. Sau đó 1 năm thì giảm liều xuống còn 1.5 viên (sáng 1/2 viên, tối 1 viên). Đầu tháng 1/2019, liều lượng thuốc được giảm còn 1 viên (sáng 1/2 viên, tối 1/2 viên), gần đây nhất thì bác sĩ giảm xuống 1/2 viên uống vào buổi tối.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Cơ chế bệnh sinh của động kinh rất phức tạp. Đây là hậu quả của sự phóng lực mạnh và đồng thời của một nhóm lớn những noron bệnh lý. Bệnh của em có đáp ứng rất tốt với liều Trileptal 300mg trên 2 năm nay, nếu hiện tại tái phát động kinh, cần tìm các nguyên nhân thúc đẩy hơn là tự ý tăng liều thuốc.

Các trường hợp tìm được nguyên nhân thường do liên quan đến các tổn thương não như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm màng não, áp xe não, u não, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc... cũng có những nguyên nhân ít nguy hiểm hơn như sốt cao, căng thẳng thần kinh, sử dụng chất kích thích, sử dụng thuốc làm giảm hấp thu thuốc điều trị động kinh…

Nếu xác định không phải do nguyên nhân đặc biệt nào khác mà do giảm liều thuốc nhanh, nhiều khả năng bác sĩ sẽ cho quay lại với liều điều trị trước đó (1 viên/ngày). Tốt nhất, bạn nên tái khám chuyên khoa Thần kinh để tìm nguyên nhân và điều chỉnh sớm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh động kinh về lâu dài có thể làm biến đổi nhân cách, tính tình của người bệnh. Người bệnh sẽ trở nên dễ giận dữ, sống ích kỷ, độc ác, có tính thù vặt, mất trí nhớ. Điều đáng nói hơn, nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn trong bất kỳ trường hợp nào, té ngã gây chấn thương đầu, gãy xương, tai nạn giao thông… và có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời. Phụ nữ mang thai bị bệnh động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.

Chẩn đoán bệnh động kinh thông qua các kiểm tra, chẩn đoán sau đây: Kiểm tra thần kinh và hành vi thông qua kiểm tra khả năng vận động, hành vi và năng lực trí tuệ của người bệnh. Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc chì, thiếu máu hoặc bệnh tiểu đường có thể gây co giật.

Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não, bao gồm: Kiểm tra bệnh học thần kinh, điện não (EEG), vi tính cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), MRI chức năng (fMRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), phát xạ cắt lớp vi tính (SPECT)…


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X