Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh chàm hóa ở vùng kín chữa có khỏi không, thưa BS?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu 23 tuổi và đang bị bệnh chàm hóa ở quanh cơ quan sinh dục và lỗ hậu môn. Cháu điều trị theo nhiều phương pháp từ khi còn bé tí nhưng không đỡ. Mới đầu chỉ có 1 nốt nhỏ và bây giờ nó lan ra khá rộng. Càng lớn thì cháu càng ngại đi khám. Bệnh của cháu có lẽ bây giờ đã mãn tính, nó có sẩn dày rất nhiều, lại có rất nhiều nốt có lỗ sâu như mụn trứng cá. Cứ đến tối khi đi ngủ là ngứa ngáy rất khó chịu. Cháu muốn được bác sĩ tư vấn: 1. Bệnh của cháu có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Cháu nghe nói có thể dùng phương pháp lột da chỗ đó hoặc đốt thì sẽ hết sẩn? Tại vì cháu bôi thuốc nhiều thấy không đỡ. 2. Nếu không chữa dứt điểm thì sau này có ảnh hưởng lúc cháu sinh em bé không? Cháu mới chỉ đi khám da liễu chứ chưa khám phụ khoa, cháu có cần đi khám phụ khoa không ạ? Bác sĩ có thể cho cháu 1 vài địa chỉ đi thăm khám không ạ? Cháu mong nhân được câu trả lời sớm nhất. Cháu xin chân thành cảm ơn. (Tran Huong - Hà Nội)

Trả lời

BS.CK1 Châu Thị Kiều Oanh

BS.CK1 Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Chào cháu,

Cháu đã đi khám nhiều nơi, bác sĩ xác định là chàm hóa ở quanh cơ quan sinh dục và hậu môn. Lúc đầu, cháu có thể bị nhiễm trùng hoặc xây xát ở vùng sinh dục, sau đó do không điều trị triệt để nên bệnh tiến triển thành chàm. Bây giờ đã trở thành mãn tính.

Bệnh này thường xảy ra trên cơ địa dị ứng, có tính cách gia đình và hay tái phát. Riêng chàm ở bộ phận sinh dục là một bệnh khó điều trị vì nằm ở vùng kín. Bệnh chỉ có biến chứng tại chỗ như da dày lên, cộm như da trâu, đôi khi loét hoặc có mủ ở tổn thương da do gãi hoặc chà xát nhiều.

Về điều trị, vì là bệnh do cơ địa nên khó điều trị dứt hẳn, không thể lột da hay đốt như mụn cóc sinh dục. Cháu cần lưu ý:

- Không nên chà xát, gãi cọ vào chỗ tổn thương vì sẽ làm cho tổn thương da dày lên và nhiễm trùng. Nên rửa vùng tổn thương nhẹ nhàng bằng nước muối loãng.

- Tiêm thuốc giảm mẩn cảm histaglobin.

- Khi khô hơn thì bôi các chế phẩm chứa steroid mức độ vừa như eumovate, fucicort, gentrison...

- Khi có nhiễm trùng có mủ nên dùng một đợt kháng sinh bằng đường uống trong 7 ngày. Có thể dùng thêm thuốc kháng histamin như cetirizine, chlorpheniramine.

- Kiêng ăn những thức ăn có thể gây dị ứng như tôm, cá…

Chàm sinh dục không phải là bệnh lây nhiễm, nên sau khi điều trị ổn định cháu vẫn có con được mà không sợ ảnh hưởng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình nên sinh con dễ mắc các bệnh dị ứng, trong đó có chàm.

Cháu nên đi khám chuyên khoa da liễu ở bệnh viện có uy tín ở Hà Nội nhé.
 
Thân mến!

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X