Hotline 24/7
08983-08983

Bao lâu nên làm xét nghiệm máu?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Khoảng thời gian tốt nhất để làm xét nghiệm máu là bao lâu (đối với người bình thường)? 6 tháng, 1 năm hay phụ thuộc vào những yếu tố/lý do khác? Xin cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Lấy máu xét nghiệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Lấy máu xét nghiệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Trước hết cần phải làm rõ nhu cầu của bạn là làm xét nghiệm tầm soát hay xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm chẩn đoán là khi một người có triệu chứng của một bệnh nào đó và được làm xét nghiệm để xác định bệnh này. Còn xét nghiệm tầm soát là khi một người không hề có triệu chứng gì; họ được làm xét nghiệm để mong phát hiện sớm một bệnh nào đó.

Đối với người lớn khoẻ mạnh, khuyến cáo nên khám định kỳ mỗi năm, theo dõi cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp mỗi năm, có thể làm các xn cơ bản như công thức máu, sinh hoá máu cơ bản, các thói quen về sức khoẻ như uống rượu, hút thuốc, vận động…

Một số tình trạng phát hiện được trước đó như bệnh sỏi thận, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… có thể cần thời gian xét nghiệm gần hơn. Tốt nhất bạn nên tới một cơ sở có quy trình khám sức khoẻ tổng quát rõ ràng, để bác sĩ đánh giá và kê những xét nghiệm cần thiết phải theo dõi và tư vấn cụ thể bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Xét nghiệm máu là thao tác lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch, mao mạch (một phần nhỏ ở động mạch) để tiến hành xét nghiệm.

Sau khi phân tích kết quả, các bác sĩ có thể xác định được nhóm máu, một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu...

Ngoài ra với y học tiến bộ ngày nay, xét nghiệm máu còn được phục vụ trong việc phát hiện ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn đầu. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội khỏi bệnh.

Các ý nghĩa quan trọng mà xét nghiệm máu mang lại, bạn cần nên biết:

- Xét nghiệm máu sẽ cho bạn kết quả về nhóm máu mà mình sở hữu, ví dụ như nhóm máu A, B, O...

- Đối với các xét nghiệm công thức máu (thông qua số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) sẽ cho biết, bạn có rơi vào tình trạng thiếu máu hoặc các bệnh về máu (nhiễm trùng máu, ung thư máu) hay không.

- Xét nghiệm máu còn có thể cho biết được lượng đường có trong máu, chuẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không

- Xét nghiệm mỡ máu, mục đích của hành động này là xác định được lượng Cholesterol và triglyceride trong máu. Nếu hàm lượng của hai chỉ số này ở trong máu cao hơn mức quy định thì bệnh nhân có khả năng mắc bệnh về tim mạch.

- Xét nghiệm máu giúp bạn phát hiện mình có bị các bệnh liên quan đến gan, thận như viêm gan A, B, C, E, D...hay không.

- Xét nghiệm máu, để chẩn đoán nhiễm HIV...

Đa phần các trường hợp có nhu cầu xét nghiệm máu, thì hầu hết chúng ta phải chú ý đến một số vấn đề cơn bản dưới đây:

- Nhịn ăn ít nhất 8h trước khi lấy máu để có kết quả xét nghiệm tốt nhất. Do đó nên lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng sớm để tránh việc mệt mỏi vì không được ăn trong thời gian quá lâu.

- Không được uống sữa, cà phê, rượu, bia... ít nhất 12h trước khi làm xét nghiệm máu, tránh xa các chất kích thích.

- Có thể nhịn ăn, nhưng hãy uống đủ nước để tránh việc cơ thể bị mệt mỏi. Sau khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống, hoạt động bình thường...

Trên đây là những hiểu biết cơ bản về việc thực hiện xét nghiệm máy và ý nghĩa của việc làm này. Theo khuyến cáo, mỗi người nên tiến hành xét nghiệm tổng quát 2 lần trong năm để đảm bảo sức khỏe của mình.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X