Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi ơi, chụp DSA có hại gì không?

Câu hỏi

Chào AloBacsi! Tôi vừa cho con trai 11 tuổi đi chụp DSA kỹ thuật cao ở BV 115 với giá 13.560.000đ (đã trừ bảo hiểm 1.800.000đ). Xin hỏi AloBacsi, chụp DSA có hại gì không? Xin cám ơn. (Nguyen Ly – nguyen…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet

Bạn Ly thân mến,

Số lượng bức xạ mà con người nhận từ các phương tiện chẩn đoán y khoa ngày càng tăng, trong này cũng bao gồm cả trẻ em. Điều khó khăn là làm sao cho thấy liều bức xạ từ X-quang can thiệp ở trẻ em có thể dẫn đến ung thư.

Các dữ liệu nghiên cứu hiện nay cho thấy, có tỷ lệ tăng ung thư ở những người đã phơi nhiễm bức xạ ở mức hiện tại do trải qua nhiều lần chụp X-quang. Điều này cũng đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì các mô ở cơ thể trẻ rất nhạy cảm với bức xạ, liều nhận bức xạ cũng lớn hơn, và trẻ có thời gian dài hơn để phát triển ung thư từ phơi nhiễm với tia bức xạ.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng các thủ thuật can thiệp dùng đến tia bức xạ có thể cải thiện sức khỏe và cứu sống bệnh nhân, và có thể cân nhắc lợi ích hơn tác hại do bức xạ gây ra.
 
Cũng như bất kỳ phương pháp trị liệu y khoa nào, cần có chỉ định rõ ràng khi thực hiện các thủ thật có tia bức xạ ở nhi khoa. Đối với một số chỉ định, siêu âm hoặc hướng dẫn MRI có thể được dùng mà không phơi nhiễm bức xạ đối với trẻ em. Nhưng hình ảnh MRI chỉ có thể thực hiện được trong một số tình huống và vị trí nhất định. Do đó, nếu các thủ thuật có tia bức xạ là cần thiết, cần đảm bảo cơ sở hình ảnh và sử dụng kỹ thuật giảm bức xạ phù hợp cho trẻ.

Các bức xạ hiện tại được sử dụng trong các thủ thuật bao gồm: kỹ thuật nội soi huỳnh quang (fluoroscopy), X-quang một khu vực giới hạn (spot film), kỹ thuật chụp mạch máu xóa nền (Digital Subtraction Angiography), chụp cắt lớp điện toán (CT and CT fluoroscopy). Liều bức xạ khác nhau từ các thủ thuật can thiệp nên ước tính nguy cơ cũng rất khó khăn.

Liều bức xạ trong các thủ thuật phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

1. Phương thức hình ảnh sử dụng (theo thứ tự liều bức xạ tăng)
 
- Pulsed fluoroscopy (Chiếu tia ngắt quảng)
- Continuous fluoroscopy ( Chiếu tia liên tục)
- Spot films / single exposures
- Digital Subtraction Angiography (DSA )
- CT and CT fluoroscopy
 
2. Tuổi và kích cỡ bệnh nhân
 
- Cơ thể lớn thì liều bức xạ tăng
 
3. Phức tạp của thủ thuật
 
- Thời gian của thủ thuật
- Kỹ thuật khó của thủ thuật
- Phức tạp về cơ sở giải phẫu của bệnh nhân

Thực sự rất khó xác định tác hại của các thủ thuật có sử dụng tia bức xạ do các yếu tố kể trên. Nhưng nhìn chung, nguy cơ lâu dài do phơi nhiễm với các bức xạ sử dụng trong y khoa là rất nhỏ. Lợi ích thực sự đem lại từ các thủ thuật này sẽ vượt qua nguy cơ lâu dài của nó, đó là lý do các BS chỉ định thực hiện các phương tiện chẩn đoán này. Bạn có thể an tâm khi có chỉ định chụp DSA từ BS chuyên khoa nhé.

Thân mến,

(Bài liên quan: Chụp DSA là gì? Chi phí và nơi nhận làm xét nghiệm này?)


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X