Đột quỵ

Giờ vàng trong đột quỵ - Mỗi giây là sinh mạng

Trong đột quỵ, các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào thần kinh chết đi, vĩnh viễn không thể phục hồi. Vì vậy, tranh thủ từng giây phút là chắt chiu từng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ.

Khái niệm “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ đồng nhất trên toàn cầu

Báo cáo cập nhật năm 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, cứ 40 giây, lại có một người bị đột quỵ. Còn sau mỗi 3 phút 30 giây, lại có một bệnh nhân đột quỵ bị tử vong. Đột quỵ ngày càng trở thành nỗi ám ảnh cho mọi lứa tuổi, đặc biệt người trẻ và trung niên đang có xu hướng gia tăng.

Trước đây, Hội Đột quỵ thế giới cảnh báo cứ 6 người sẽ một người đột quỵ. Song hiện nay tần suất này đã tăng trên toàn cầu, với con số cứ 4 người trên 25 tuổi khỏe mạnh sẽ có một người bị đột quỵ. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó, nam giới cao hơn nữ giới 4 lần.

Trong đột quỵ, thời gian là não: “Time is brain” (Ảnh minh họa)

Trong đột quỵ, điều quan trọng không chỉ là cứu sống người bệnh, mà còn đảm bảo chất lượng sống về sau. Vì vậy, cấp cứu và điều trị trong “giờ vàng” là yếu tố tiên quyết. Hiện, khái niệm giờ vàng trong cấp cứu đột quỵ đều giống nhau và như nhau trên toàn thế giới, với hai mốc chính là 4,5 giờ (thuốc tiêu sợi huyết), 6 giờ (can thiệp mạch máu não lấy huyết khối).

Sau giờ vàng, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tử vong càng cao. Nếu như trước giờ vàng, tỷ lệ cứu sống có thể lên đến 70%, nhưng sau 12 giờ thì con số này giảm còn 50%. Đáng chú ý, nếu sau 24 giờ, tỷ lệ cứu sống chỉ khoảng 30%, nhưng tỷ lệ tàn phế lên đến 70%.

Vì thế, bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu, điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, bệnh nhân đến trong giờ vàng, nhưng trong 1 giờ đầu thì tỷ lệ cứu sống vẫn cao hơn, có thể lên đến 90% đối với đột quỵ do nhồi máu não.

Hiểu đúng về “cửa sổ” thời gian vàng nới rộng đến 24 giờ

Gần đây, một số thông tin cho rằng có thể tăng thời gian vàng lên đến 24 giờ nhờ áp dụng thêm phần mềm RAPID hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán hình ảnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, thời gian vàng không thể co giãn theo tiến bộ của y học. Thay vào đó, tiến bộ y học dùng để đánh giá bệnh nhân có khả năng cứu chữa hay không nếu đến sau giờ vàng.

Thực tế, phần mềm ứng dụng này sẽ giúp xác định rõ thể tích vùng lõi hoại tử, thể tích nhu mô não có nguy cơ tổn thương, và hoại tử trong những giờ tiếp theo, còn gọi là “vùng tranh tối tranh sáng” giúp cho các bác sĩ chẩn đoán và can thiệp điều trị chính xác hơn.

Khi não bộ bị tấn công, mỗi giây đều quan trọng (Ảnh minh họa)

Mở rộng cơ hội điều trị đột quỵ, không có nghĩa là mở rộng cửa sổ “thời gian vàng”. Hay nói cách khác, RAPID là “trợ thủ” gia tăng thêm giá trị chẩn đoán để bác sĩ điều trị được nhiều bệnh nhân hơn, hoặc không nên điều trị nhằm tránh lãng phí trong can thiệp nội mạch.

Đối với bệnh nhân đột quỵ đã qua “giờ vàng” vẫn còn có thể can thiệp được, tùy theo tình hình mức độ của mỗi bệnh nhân, nhưng tỷ lệ tàn phế rất cao. Do vậy, đến trong thời gian vàng là điều kiện tối ưu nhất để cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Song song đó, bệnh nhân và gia đình cần nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ để cấp cứu càng sớm càng tốt trong những giờ đầu. Bệnh nhân đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột triệu chứng tê hoặc yếu vùng mặt, tay hoặc chân. Đặc biệt là khi triệu chứng xảy ra một bên cơ thể, méo miệng, đột ngột không nói được hoặc khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng...

Chuyên đề Bệnh Đột quỵ có sự đồng hành của Nhãn hàng NattoEnzym - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có chứng nhận đạt chuẩn Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), nơi quản lý 90% nattokinase trên thế giới.

Bộ ba sản phẩm NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym Red Rice với thành phần chính là nattokinase được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng tiêu sợi huyết, chống hình thành huyết khối, ngăn ngừa đột quỵ.

 

Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường

Tin liên quan

  • ban se danh mat 8 dieu quy gia neu lo la voi dot quy

    Bạn sẽ đánh mất 8 điều quý giá nếu lơ là với đột quỵ

    Đột quỵ xảy ra, năng sẽ khiến bạn đánh đổi sinh mạng, nhẹ hơn thì đối diện với những di chứng nặng nề, tác động trên đa cơ quan, từ thần kinh, thị lực, vận động đến sinh dục. Dưới đây là 8 điều quý giá mà bạn sẽ đánh mất nếu lơ là với đột quỵ.
    21/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • chich mau dau ngon tay bai thuoc dap chan cap cuu hay dau doc benh nhan dot quy

    Chích máu đầu ngón tay, bài thuốc đắp chân: Cấp cứu hay đầu độc bệnh nhân đột quỵ?

    Chích máu đầu ngón tay sơ cứu đột quỵ, sai chỗ nào? Có hay không bài thuốc đắp chân phòng ngừa tai biến?... TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ sẽ cho chúng ta biết thực hư các giải pháp cấp cứu đột quỵ này có hiệu quả hay chỉ là lời phóng đại.
    24/03/2023 14:22 Video
  • can lam gi khi co dau hieu dot quy

    Cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

    Mỗi năm, tại Việt Nam, đột quỵ tìm đến khoảng 200.000 người. Hậu quả do đột quỵ rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong và tàn phế đứng đầu. Trong cấp cứu đột quỵ, việc xử trí đúng ban đầu rất quan trọng, tiết kiệm thời gian "vàng" và gia tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.
    11/02/2023 10:43 Đột quỵ

Mới cập nhật

  • tuoi trung nien va moi nguy dot quy

    Tuổi trung niên và mối nguy đột quỵ

    Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Song nếu trước đây căn bệnh này chỉ rình rập người già thì nay đã dịch chuyển dần về lứa tuổi trung niên. Nếu không chủ động phòng ngừa đột quỵ, nặng thì bạn sẽ đánh mất sinh mạng quý giá, nhẹ hơn là đối diện nguy cơ tàn phế.
    28/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • ban se danh mat 8 dieu quy gia neu lo la voi dot quy

    Bạn sẽ đánh mất 8 điều quý giá nếu lơ là với đột quỵ

    Đột quỵ xảy ra, năng sẽ khiến bạn đánh đổi sinh mạng, nhẹ hơn thì đối diện với những di chứng nặng nề, tác động trên đa cơ quan, từ thần kinh, thị lực, vận động đến sinh dục. Dưới đây là 8 điều quý giá mà bạn sẽ đánh mất nếu lơ là với đột quỵ.
    21/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • dot quy chan chu 1 giay cham 1 doi

    Đột quỵ - Chần chừ 1 giây, chậm 1 đời

    Trong đột quỵ có hai vấn đề quan trọng cần ghi nhớ. Một là, nếu chẳng may bị đột quỵ, đừng chần chừ, hãy đến bệnh viện ngay, bởi thời gian cứu sống người bệnh được tính bằng phút giây. Nếu may mắn chưa bị đột quỵ, hãy chủ động phòng ngừa, đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta còn quá trẻ để gặp căn bệnh này.
    18/04/2023 10:00 Đột quỵ
  • ngung thuoc dieu tri rung nhi 5 ngay nguoi dan ong bi dot quy

    Ngừng thuốc điều trị rung nhĩ 5 ngày, người đàn ông bị đột quỵ

    Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua (cơn đột quỵ nhẹ). Trong khi đó, người bị thiếu máu não thoáng qua thường có nguy cơ tái phát đột quỵ cao. Người bệnh rung nhĩ và thiếu máu não thoáng qua cần tuân thủ các biện pháp dự phòng đột quỵ theo chỉ dẫn của Bác sĩ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này.
    10/04/2023 19:41 Đột quỵ