Hotline 24/7
08983-08983

Giải pháp nào giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực hậu COVID-19 hiệu quả?

Nhiều người bệnh sau khi khỏi COVID-19 cảm thấy bất an, vì tim đập nhanh hoặc không đều trong lồng ngực với cảm giác hồi hộp đánh trống ngực hay cảm thấy choáng váng, chóng mặt. Những giải pháp hữu ích từ BS.CK2 Vũ Minh Đức - chuyên gia tim mạch giàu kinh nghiệm và là GĐ Phòng khám Golden Care TPHCM - sẽ giúp trái tim của bạn bớt loạn nhịp hậu COVID-19 cũng như tránh được các di chứng tim mạch khác.

Phần 1: Rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có phải là tổn thương vĩnh viễn?

1. Hậu COVID-19, tim đập nhanh, choáng váng, mệt mỏi, phải làm sao?

Người bệnh cần làm gì khi nhận thấy rằng tim đập nhanh, choáng váng và mệt mỏi sau khi mắc COVID-19, thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Trong thời gian hậu COVID-19, trước hết chúng ta cần xác định xem có đúng mình đang bị tim đập nhanh hay không. Bởi trên thực tế, một số bệnh nhân cho rằng tim mình đập mạnh và nhanh nhưng kết quả đo điện tim cho thấy người này hoàn toàn không bị tim đập nhanh, thậm chí tim còn đập chậm. Thực tế, có thể do tim đập chậm nên người bệnh cảm thấy tim nảy mạnh và nghĩ rằng tim mình đang bị tim đập nhanh.

Với những thiết bị như máy đo huyết áp có thông số về nhịp tim, máy đo SpO2 hoặc những thiết bị đồng hồ thế hệ mới, chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra được tần số tim có nhanh bất thường hay không.

Đối với những trường hợp có nhịp tim nhanh, việc làm đầu tiên giúp người bệnh đỡ khó chịu là giữ cho mình thật bình tĩnh, thả lỏng, hít thở sâu bằng mũi và thở bằng miệng để đảm bảo oxy cho cơ thể. Riêng động tác hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng đã đủ làm cho người bệnh thư giãn, đỡ mất bình tĩnh và giúp tần số tim giảm xuống.

Trong trường hợp đã áp dụng phương pháp hít thở sâu nhưng bệnh nhân thấy nhịp tim của mình vẫn nhanh và tăng cảm giác hồi hộp thì cần sớm gặp chuyên gia về tim mạch để xác định triệu chứng tim đập nhanh này có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hay không, từ đó có được phương pháp điều trị hợp lý.

2. Xử lý tình trạng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 ở người có bệnh nền như thế nào?

Với một người đã có bệnh nền và người không có bệnh nền thì nên cân nhắc và xử lý tình trạng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 như thế nào ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Đối với một bệnh nhân có nhịp tim nhanh trên nền bệnh khác thì tình trạng sẽ trở nên xấu hơn. Ví dụ, một bệnh nhân đang điều trị bệnh mạch vành một trạng thái ổn định mà có nhịp nhanh sẽ làm cho mất cân bằng cung cầu (26:49) và có thể xảy ra những cơn đau thắt ngực.

Những bệnh nhân có bệnh mạch vành ổn định nhưng nếu nhịp tim nhanh sẽ làm cho tim hoạt động nhiều hơn, nhu cầu oxy cao hơn, khiến tim hoạt động vất vả và có thể xuất hiện những cơn đau thắt ngực không ổn định. Ngoài ra, những người có bệnh lý đi kèm khác như suy tim hoặc bệnh đái tháo đường mà có tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh thì có thể làm cho bệnh nền xấu hơn.

3. Người bệnh nền tim mạch mắc COVID-19 nhẹ, có cần tầm soát sau khi khỏi bệnh?

Một số người trước khi mắc COVID-19 có bệnh tim mạch hoặc có tình trạng rối loạn nhịp tim, nhưng khi đã khỏi bệnh rồi thì giai đoạn hậu COVID-19 rất khỏe, không bị ảnh hưởng quá nhiều, lâu lâu chỉ hơi nhói tim hoặc mệt một chút. Vậy tình trạng này có cần thiết tầm soát trong giai đoạn hậu COVID-19 với những người có sẵn bệnh nền không ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Thông thường, chúng ta chỉ đi khám bệnh khi có triệu chứng. Nếu chúng ta muốn tầm soát thì có thể khám bất kỳ lúc nào.

Theo tôi, dù bạn có bệnh nền hay không, nếu không có triệu chứng gì và thấy khoẻ mạnh thì có chọn cách gặp bác sĩ để được tư vấn và khám định kỳ giống như bình thường, không cần phải gấp rút.

Nếu bạn đã có lịch hẹn khám với bác sĩ chuyên về bệnh nền trước đó và bây giờ có một số triệu chứng bất ổn hậu COVID-19 thì có thể điều trị sớm hơn so với lịch hẹn đó.

4. Người rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Thưa BS, chúng ta có một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng tốt luôn luôn đúng không chỉ với COVID-19 mà còn với các bệnh khác. Vậy với một người bị rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 thì họ cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào, cũng như sinh hoạt ra sao ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Đối với một người có di chứng về tim mạch hậu COVID-19, chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau:

Về dinh dưỡng, trái tim của chúng ta cũng cần các chất dinh dưỡng như đạm, nước, đặc biệt là cần phải đủ ion và các chất điện giải. Đặc biệt, trong giai đoạn mắc COVID-19, người bệnh sốt, mất nước nhiều thì chúng ta phải bù nước và điện giải.

Trong giai đoạn hậu COVID-19, có thể người bệnh đã hết lo lắng, bớt hoảng sợ, lúc này họ có thể sử dụng nước uống bình thường hoặc nước dừa để bổ sung thêm ion.

Ngoài ra, F0 lành bệnh cần bổ sung dinh dưỡng tổng thể để đảm bảo đủ chất đạm, một trong những nguyên liệu tạo nên kháng thể.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến giấc ngủ để hệ miễn dịch được hồi phục tốt.

Đồng thời, người bệnh cũng cần tập thể dục, vận động trở lại như trước khi bị COVID-19. Song, người bệnh cần phải lắng nghe sức khỏe để chọn cường độ tập thể dục vừa phải.

5. Làm gì để cải thiện rối loạn nhịp nhanh hậu COVID-19?

Thưa BS, trước khi bị COVID-19, nhịp tim của tôi thường đo được là 80- nhịp/phút, nhưng sau khi bị COVID-19 thì nhịp tim thường xuyên là 90 nhịp/phút, kèm theo hồi hộp, đánh trống ngực rất mạnh. Tôi làm việc gì cũng thấy mệt hơn trước. Tôi đi khám bác sĩ nói là tim tôi không có vấn đề gì. Vậy có cách nào giảm được nhịp tim để nhịp tim trở lại 80 nhịp/phút không, thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Dựa vào những thông tin mà bạn cho biết, có thể thấy bạn đang bị rối loạn nhịp nhanh. Rối loạn nhịp nhanh có thể là biểu hiện của hậu COVID-19 do rối loạn lo âu.

Với những trường hợp như thế này, các bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân hiểu lý do vì sao tim đập nhanh hơn.

Một số trường hợp không đáp ứng được thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để chữa rối loạn thần kinh thực vật, ví dụ như thuốc Sulpirid. Một số trường hợp bệnh nhân có căng thẳng, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc ức chế beta để có thể giảm tần số tim và giảm lo âu của bệnh nhân.

6. Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật rầm rộ hơn sau khi mắc COVID-19, phải làm sao?

Thưa bác sĩ em 35 tuổi, bị rối loạn thần kinh thực vật đã 3 năm nay, em có dùng thuốc thì cũng ổn rồi. Nhưng sau khi bị COVID-19 khỏi được 1 tháng thì biểu hiện ra mồ hôi, tim đập nhanh, mệt, hồi hộp hay lo sợ lại bị nhiều hơn. Em xin hỏi bác sĩ em nên điều trị như thế nào?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Những biểu hiện mà bạn cho biết cũng là những biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật, đó là những triệu chứng như: đánh trống ngực, ra mồ hôi (vào ban đêm hoặc khi tập trung suy nghĩ về COVID-19). Do đó, với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng những loại thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật.

7. Thuốc điều trị rung nhĩ do COVID-19 khác gì so với thuốc điều trị rung nhĩ thông thường?

Tôi bị COVID-19 nhẹ, điều trị ở nhà 7 ngày âm tính (chưa phải dùng thuốc kháng virus) nhưng sau đó vài tuần tôi bị cơn nhịp nhanh phải nhập viện và phát hiện bị rung nhĩ. Xin hỏi bác sĩ thuốc điều trị rung nhĩ do COVID-19 có khác gì với thuốc điều trị bệnh rung nhĩ thông thường không ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Một trong những biểu hiện, hình thái của rối loạn nhịp hậu COVID-19 đó là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp không đều, trong đó có rung nhĩ. Rung nhĩ hậu COVID-19 cũng được thấy ở một số bệnh nhân có rung nhĩ trước đó như cường giáp, suy tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim hoặc hẹp van 2 lá. Như vậy, nếu bệnh nhân có bệnh nền thì bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị theo bệnh nền gây ra triệu chứng đó.

Với những trường bệnh nhân bị rung nhĩ nhưng không có bệnh nền thì các bác sĩ sẽ có những loại thuốc riêng để giúp tim trở lại nhịp đập bình thường.

Chúng tôi nhận thấy rằng những người có bệnh nền thì sẽ điều trị khó hơn so với những người bị rung nhĩ do hậu COVID-19. Đôi khi, các bác sĩ chỉ dùng những thuốc đơn giản cho bệnh nhân rung nhĩ do COVID-19 thì họ đã có thể trở lại nhịp xoang bình thường.

8. Ninh Tâm Vương với thành phần Khổ sâm, hỗ trợ giảm tim nhịp nhanh phù hợp cho ai?

Cách đây 2 năm, tôi bị nhịp nhanh rối loạn tiền mãn kinh. Tôi có dùng Ninh Tâm Vương có thành phần chính là Khổ sâm thì vài tháng thấy ổn định, không bị hồi hộp và hụt hơi nữa thì tôi dừng uống. Tôi bị COVID-19 gần hơn 1 tháng thì thấy có hiện tượng tim đập nhanh, hồi hộp, bác sĩ nói tim tôi không bị sao, chỉ là nhịp nhanh rối loạn lo âu. Tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi uống lại sản phẩm đó thì có phù hợp hay không ạ?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Nếu sau khi COVID-19 mà bạn bị nhịp nhanh thì có thể nhờ bác sĩ tư vấn những biện pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể dùng thêm sản phẩm để hỗ trợ nhịp tim của mình. Riêng sản phẩm Ninh Tâm Vương có thành phần Khổ sâm như đã trình bày, một thành phần được dân gian sử dụng để điều chỉnh nhịp nhanh trở về bình thường nhờ những chất như matrine, oxymatrine. Những chất này sẽ điều tiết được sự co bóp của cơ tim, điều chỉnh lại được những kênh ion, đặc biệt là canxi và kali ở tế bào cơ tim nên giúp những người bị nhịp nhanh trở về nhịp bình thường.

Nếu trong trường hợp bạn đang bị nhịp nhanh, trước đây đã từng dùng sản phẩm hỗ trợ mà đạt hiệu quả tốt thì bạn vẫn có thể gặp bác sĩ để dùng những thuốc chính thống và dùng bổ sung thêm những sản phẩm hỗ trợ như thế này.

Nếu trước đó người bệnh đã sử dụng những sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Ninh Tâm Vương thấy hiệu quả thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc

9. Bình tĩnh - biện pháp hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19

Trước khi khép lại chương trình, nhờ bác sĩ đưa ra một số lời khuyên gửi đến những ai đang gặp tình trạng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 để có giải pháp đối diện hiệu quả nhất ạ!

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Trái tim của chúng ta có nhịp đập của nó và hãy giữ nhịp đập đó luôn ổn định. Mỗi khi có những bất thường nào ở nhịp tim, không phải 100% là do tổn thương do COVID-19 mà có thể 80 - 90% là do chính suy nghĩ, tâm lý lo âu của người bệnh. Do đó, bạn hãy bình tĩnh, giải tỏa bớt lo âu thì tim sẽ trở về nhịp đập như bình thường.

Cảm ơn Nhãn hàng Ninh Tâm Vương - với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X