Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có phải là tổn thương vĩnh viễn?

Rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có phải tổn thương vĩnh viễn? Mất bao lâu để trái tim phục hồi hậu COVID-19? Dấu hiệu nào cảnh báo bạn bị rối loạn nhịp tim sau khi trở thành F0? Tất cả những thắc mắc này đã được BS.CK2 Vũ Minh Đức giải đáp trong bài viết sau.

1. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim?

Thưa BS, trong các di chứng tim mạch hậu COVID-19 thì triệu chứng của rối loạn nhịp tim, người bệnh gặp nhiều hơn cả. Xin Bs cho biết cụ thể hơn về các dấu hiệu đó để người bệnh dễ nhận biết?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Hậu COVID-19, có thể có 3 dạng rối loạn nhịp tim, thứ nhất là rối loạn nhịp chậm, thứ hai là rối loạn nhịp nhanh, thứ ba là nhịp tim không đều.

Rối loạn nhịp chậm: Thông thường, nhịp tim của chúng ta đập khoảng 70 lần/ phút. Tuy nhiên, một số bệnh nhân hậu COVID-19 có nhịp tim chậm hơn 60 lần/ phút. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tim không đập đủ nhịp, hụt hơi (người bệnh hay có biểu hiện lấy hơi khi đang nói chuyện).

Rối loạn nhịp nhanh: Mỗi bệnh nhân sẽ có cảm giác khác nhau, có thể là đánh trống ngực (mô tả giống như ngựa phi trong ngực mình), hồi hộp.

Nhịp tim không đều (lúc nhanh, lúc chậm). Đó có thể là ngoại tâm thu hoặc rung nhĩ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác như hụt nhịp tim, tim đập không đều, lo âu.

2. Làm sao nhận biết nhịp tim nhanh nguy hiểm và không nguy hiểm?

Người bệnh có thể nhận biết như thế nào về dấu hiệu nhịp nhanh nguy hiểm và không nguy hiểm?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Tình trạng nhịp tim nhanh cũng thường gặp trong cuộc sống. Ví dụ khi gặp vấn đề quá lo lắng hoặc có chuyện vui, chuyện buồn gây căng thẳng cũng có thể làm tim đập nhanh. Để nhận biết nhịp tim nhanh này nguy hiểm không, trong y khoa thường hay kiểm tra rối loạn huyết động học bằng cách đo huyết áp.

Trên máy đo huyết áp sẽ có 2 chỉ số, huyết áp và nhịp tim. Nếu những trường hợp nhịp nhanh, nhưng huyết áp và nhịp tim trong giới hạn bình thường thì đó là nhịp nhanh không nguy hiểm. Nếu nhịp tim nhanh, tần số trên 100 lần/ phút, tụt huyết áp đó là rối loạn nhịp nhanh có rối loạn huyết động học được xem là nguy hiểm.

Bên cạnh tình trạng nhịp nhanh, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng da tái xanh, choáng, muốn ngất.

Chương trình tư vấn về sức khỏe tim mạch hậu COVID-19 với BS.CK2 Vũ Minh Đức nhận được sự quan tâm của đông đảo khán thính giả

3. Nhịp tim nhanh khi ngủ, liệu có đáng lo?

Vậy trường hợp người bệnh không có bệnh nền, chỉ bị nhịp nhanh khi ngủ thì có đáng lo không?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Về sinh lý học, nhịp tim trung bình của một người là 70 lần/ phút. Khi vào giấc ngủ, nhịp tim bắt đầu chậm dần, có thể 50-60 lần/ phút, đó là tình trạng bình thường. Nhưng nếu một người nào đó có triệu chứng bất thường, đo bằng đồng hồ, máy đo huyết áp hoặc SpO2 thấy nhịp tim nhanh, đó là điều bất ổn. Nhịp tim nhanh khi ngủ khiến người bệnh bị đánh thức sẽ gây rối loạn giấc ngủ, lo âu và tình trạng có thể trở nên xấu hơn.

4. Di chứng tim mạch do COVID-19 diễn ra thế nào?

Di chứng tim mạch do COVID-19 diễn ra như thế nào thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Hiện có nhiều giả thuyết giải thích về cơ chế gây tổn thương tim mạch, đặc biệt rối loạn nhịp tim.

Nguyên nhân thứ nhất, đó là nhiều người bị sốt, lo lắng, rối loạn lo âu, thậm chí bỏ ăn uống khi mắc COVID-19 sẽ dẫn đến rối loạn điện giải.

Cụ thể, một số người bị sốt làm mất nước qua hơi thở, da, bù nước không đủ hoặc bù nước nhưng không bù điện giải có thể thiếu chất điện giải. Khi suy nhược cơ thể, quá lo lắng dẫn đến chán ăn cũng làm cho thiếu chất điện giải.

Trong khi đó, các chất điện giải như Natri, Kali, Canxi, Clo, Magie là những dưỡng chất cần thiết để trái tim đập bình thường.

Nguyên nhân thứ hai, qua thụ thể ACE2, virus SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể gây ra những tổn thương trong lòng mạch máu. Khi đó, chức năng tim kể cả về mặt vật lý, cơ học lẫn nhịp tim đều bất thường.

Nguyên nhân thứ ba, một cơ chế gây ra rối loạn nhịp đó là khi SARS-CoV-2 tấn công niêm mạc mạch máu, nội mạc mạch máu, cơ tim thì đồng thời cũng tấn công nút xoang điều khiển nhịp đập trái tim. Bởi vì nút xoang nằm trong lòng buồng nhĩ bên phải.

Nguyên nhân thứ tư, người mắc COVID-19 có thể kèm theo những lo lắng, hoảng sợ, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật này có thể làm rối loạn nhịp tim.

5. Vì sao bệnh nhẹ nhưng hậu COVID-19 lại bị triệu chứng tim mạch nặng?

Có những người trước khi bị COVID-19 họ không có bệnh tim mạch, khi nhiễm bệnh các triệu chứng nhẹ nhưng sao hậu COVID-19 họ lại bị các triệu chứng tim mạch nặng. Xin được BS giải thích.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Nhiều người mắc COVID-19 thường lo lắng nhất về phổi, sợ phổi trắng xóa, xơ phổi và tập trung để ý đến các triệu chứng đường hô hấp. Nếu các triệu chứng đường hô hấp không bất thường mới bắt đầu để ý đến các dấu hiệu bất thường khác về tim mạch.

SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tim mạch nhưng không rầm rộ như đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng này có thể âm ỉ và gây ra triệu chứng khó chịu cho người bệnh sau đó. Vì vậy, trong giai đoạn COVID-19, người bệnh không thấy triệu chứng đường hô hấp nên cho rằng bệnh nhẹ, nhưng sau đó khi qua giai đoạn điều trị, khỏi bệnh mới để ý đến các dấu hiệu khác của cơ thể, trong đó có tim mạch.

6. Thuốc điều trị COVID-19 có gây tác động đến nhịp tim?

Thuốc điều trị COVID-19 liệu có gây tác động đến nhịp tim không thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Việc dùng thuốc không hợp lý có thể làm nhịp tim nhanh. Bác sĩ điều trị thường tuân thủ phác đồ của Bộ Y tế, tuy nhiên người bệnh đôi khi vì lo lắng nên tự ý dùng thêm thuốc như long đàm (Bisolvon), giãn phế quản (ví dụ như Salbutamol, Theostat)… Điều này có thể làm tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, khi tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, một số người không dung nạp những loại thuốc này có thể gây rối loạn nhịp tim, trong đó có rối loạn nhịp nhanh.

7. Trái tim không bị tổn thương nhưng vẫn gây rối loạn nhịp tim, do đâu?

Có khi nào trái tim không bị tổn thương nhưng vẫn gây ra rối loạn nhịp tim không, thưa BS?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Di chứng hậu COVID-19 là một di chứng thực thể. Tuy nhiên, một số người mạch máu, trái tim bình thường nhưng có tổn thương về mặt tinh thần, đó là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu hoặc nặng nề hơn là trầm cảm. Chính những trạng thái về mặt cảm xúc này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và thường kéo theo nhịp tim nhanh.

8. Rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có thể hồi phục?

Thưa bác sĩ chứng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có thể hồi phục được không?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Chúng ta cần phân biệt về chứng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 và bệnh rối loạn nhịp tim. Khi đề cập về chứng rối loạn nhịp tim có nghĩa đó là một triệu chứng hoặc một khoảnh khắc, rối loạn tức thời, vì vậy rối loạn này có thể phục hồi.

Chúng tôi thường khuyến khích bệnh nhân có triệu chứng về tim mạch thay đổi như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp tim không đều trước tiên phải lạc quan, thay đổi suy nghĩ cùng với hỗ trợ từ bác sĩ thì những chứng rối loạn này có thể trở về bình thường.

Với những người có bệnh tim mạch, ví dụ như ngoại tâm thu có rối loạn nhịp bất thường, nhịp tim chậm có hiện tượng suy nút xoang, hoặc nhịp tim nhanh có bệnh lý cường giáp… thì phải điều trị lâu dài.

9. Mất bao lâu sau COVID-19, người bệnh mới hết bị rối loạn nhịp tim?

Thưa BS, phải mất bao lâu thì những người bị loạn nhịp tim do hậu COVID-19 mới có thể trở về bình thường?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Người có chứng rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 có thể trở về nhịp tim bình thường, lấy lại chất lượng cuộc sống trong vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc vào tinh thần, suy nghĩ của bệnh nhân. Những rối loạn này có thể được điều trị tích cực bởi bác sĩ, nhưng tinh thần của bệnh nhân rất quan trọng. Ngoài ra, theo tôi, một điều quan trọng nữa chính là cách giải thích, tư vấn tận tình của người thầy thuốc để bệnh nhân nhận ra được và có niềm tin thì rối loạn nhịp tim sẽ nhanh khỏi hơn.

10. Nhịp tim nhanh, hồi hộp nhưng không đau ngực, có phải rối loạn nhịp tim?

Sau khi bị COVID-19 thì nhịp tim thường xuyên là 90 nhịp/phút, hồi hộp nhưng không đau ngực, có phải là rối loạn nhịp tim hậu COVID-19?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Với người bình thường, nhịp tim trung bình có thể 70 lần/ phút, nhưng có thể thay đổi giao động từ 65 - 75 lần/ phút. Về lý thuyết, nhịp tim bình thường sẽ từ 60 - 100 lần/ phút. Khi nhịp tim trên 100 lần/ phút gọi là nhịp tim nhanh, nhưng khi đó người bệnh sẽ mệt nhiều. Vì vậy, chúng tôi thường lấy mốc nhịp tim 85 lần/ phút để cảnh báo với người bệnh cần sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ.

Một số trường hợp, người bệnh có cảm giác nhịp tim nhanh trên 90 lần/ phút, nhưng nếu được bác sĩ giải thích cặn kẽ, bệnh nhân đã hiểu thấu đáo cùng với việc điều chỉnh những rối loạn của cơ thể thì nhịp tim nhanh này có thể lướt qua nhanh chóng và không để lại di chứng.

11. Vì sao stress làm triệu chứng bệnh tim mạch dai dẳng hậu COVID-19?

Những người trước khi bị COVID-19 đã thường xuyên bị stress thì trong thời gian bị COVID-19, các triệu chứng về tim mạch của họ nặng hơn và các triệu chứng này vẫn dai dẳng sau hậu COVID-19. Xin bác sĩ giải thích, tại sao họ lại bị như vậy? Làm sao khắc phục?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Khi một người bình thường bị stress, dẫn đến lo lắng, hoảng sợ, tình trạng này làm mạch máu co lại. Khi đó, cơ thể sẽ có 2 thay đổi lớn. Thứ nhất, mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên. Đó là lý do vì sao nhiều người dù trước đó không bị cao huyết áp, nhưng khi stress huyết áp lại tăng vọt. Thứ hai là nhịp tim tăng nhanh.

Như vậy, một người bị stress sẽ gặp tình trạng huyết áp cao, nhịp tim nhanh. Nếu đồng thời mắc thêm COVID-19, lại càng lo lắng, stress chồng chất, làm cho tình trạng này nặng nề hơn, sẽ thay đổi về nhịp tim, huyết áp. Đặc biệt là rối loạn nhịp nhanh khó kiểm soát hơn so với người bệnh không có stress trước đó. Khi đó, bác sĩ sẽ phải giải thích để bệnh nhân hiểu. Một người không bị stress trước đó thì sẽ vượt qua thay đổi về nhịp tim, rối loạn nhịp tim hậu COVID-19 dễ dàng hơn người không bị stress.

12. Nhờ đâu rễ cây khổ sâm giúp cân bằng nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu?

Thưa BS, được biết việc điều trị di chứng tim mạch không dễ, đặc biệt là trong điều trị rối loạn nhịp tim. Đôi khi thuốc điều trị nhịp tim lại có thể là nguyên nhân gây loạn nhịp, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy thảo được Khổ sâm lại rất có nhiều lợi thể trong hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu ở người bị nhịp tim nhanh. Bác sĩ có thể giải thích về điều này.

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Rễ của khổ sâm có thể chữa được những bệnh lý về tim mạch theo cơ chế làm trì hoãn thời gian dẫn truyền, nên làm giảm nhịp tim. Trong khổ sâm có chứa nhiều hợp chất, đặc biệt là Matrine, Oxymatrine, Sophocarpine sẽ điều tiết sự co bóp của cơ tim và điều chỉnh những kênh ion, nhất là canxi và kali ở tế bào cơ tim, giúp cho những trường hợp nhịp nhanh trở về nhịp bớt nhanh và có thể trở về nhịp xoang.

13. Điều trị di chứng tim mạch hậu COVID-19, cần chú ý gì?

Thưa BS, điều trị di chứng tim mạch hậu COVID-19 có điểm nào giống và khác với điều trị bệnh tim mạch thông thường?

BS.CK2 Vũ Minh Đức trả lời: Khi điều trị tim mạch sẽ có hai nội dung. Thứ nhất là điều trị nguyên nhân và thứ hai là triệu chứng. Bất kể nguyên nhân là gì, nếu bạn có triệu chứng bất thường về tim mạch, ví dụ như nhịp tim nhanh, bác sĩ sẽ chọn cách thức để tần số tim giảm uống.

Về nguyên nhân, đối với bệnh nhân bị nhịp tim nhanh do tổn thương thực thể thì cần điều trị tận gốc. Đối với bệnh nhân hậu COVID-19, nhịp tim nhanh có thể do rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật cần chọn một giải pháp khác.

Theo kinh nghiệm của tôi, nhịp tim nhanh hậu COVID-19 tổn thương thực thể không nhiều mà đa phần là do rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, hoảng sợ sau một đợt trở thành F0. Khi đó, bác sĩ sẽ chọn những thuốc điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu để cải thiện tình trạng nhịp nhanh.

Phần 2: Giải pháp nào để tránh tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực hậu COVID-19?

Cảm ơn Nhãn hàng Ninh Tâm Vương - với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, tim đập nhanh đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X