Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị tâm lý cho bệnh nhân sau đột quỵ

Tức giận, sợ hãi, có ý định tự tử,... là tâm trạng chung của nhiều bệnh nhân sau đột quỵ, bởi họ cảm thấy bất lực trước bệnh tật và mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người khác. Do đó việc phối hợp điều trị giữa người bệnh, gia đình và bác sĩ là điều cực kỳ quan trọng để giúp bệnh nhân vượt qua được những mặc cảm tâm lý.

Nội dung bài viết:

I. Đối tượng dễ bị thay đổi tâm lý sau đột quỵ

II. Những thay đổi cảm xúc sau đột quỵ

III. Biện pháp hỗ trợ tâm lý sau đột quỵ

1. Từ phía bác sĩ

2. Người nhà

3. Bản thân người bệnh

 

I. Đối tượng dễ bị thay đổi tâm lý sau đột quỵ

Khoảng 30% bệnh nhân sau đột quỵ sẽ bị tổn thương tâm lý, trong đó đa số là người lớn tuổi. Bởi vì họ thường phải ở nhà 1 mình, hoặc không ai chăm sóc, tạo nên áp lực và sự lo lắng.

Đối tượng thứ 2 là những người trong độ tuổi lao động và có việc làm ổn định. Bởi vì sau đột quỵ thì gần như họ bị yếu liệt nửa người, không thể tự sinh hoạt cá nhân, trong khi vài ngày trước vẫn còn hoạt động, làm việc bình thường. Do đó, dễ dẫn đến việc chán nản, khó chịu.

II. Những thay đổi cảm xúc sau đột quỵ

Một trong những thay đổi lớn của bệnh nhân sau đột quỵ cần được lưu ý đó là sự thay đổi về cảm xúc. Nó có thể bao gồm lo âu, trầm cảm, dễ cáu kỉnh và thiếu kiểm soát cảm xúc.

thay đổi cảm xúc sau đột quỵĐa số các bệnh nhân sau đột quỵ đều có đều có sự thay đổi tâm lý theo hướng tiêu cực

Các triệu chứng của cảm xúc không ổn định cụ thể:

- Cảm xúc bộc phát ngắn dưới vài phút

- Cảm xúc bộc phát hỗn độn, chẳng hạn như có thể cười và sau đó khóc òa đột ngột, thường xảy ra vào ban đêm, nhưng có thể xảy ra ban ngày, đặc biệt là khi bệnh nhân nằm lâu trên giường.

- Cười hoặc khóc trong những tình huống mà người khác không thấy buồn cười

- Phản ứng cảm xúc quá mức ở một tình huống nào đó

- Cảm xúc cùng hành vi lạ so với thông thường

- Cảm thấy tuyệt vọng, mất hứng thú trong các sở thích trước đây

Những thay đổi cảm xúc thường gặp khác bao gồm:

- Chán nản

- Lo lắng

- Giận dữ

- Thờ ơ hoặc không quan tâm tới những chuyện đang xảy ra

- Thiếu động lực

- Trầm cảm hoặc buồn bã

III. Biện pháp hỗ trợ tâm lý sau đột quỵ

1. Từ phía bác sĩ

Những trường hợp ảnh hưởng tâm lý nhẹ sau đột quỵ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nó gây ra sự căng thẳng, khó chịu, thậm chí nguy hiểm đáng kể cho bệnh nhân thì bác sĩ cần phải sử dụng một số loại thuốc nhất định để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn bộc phát. Điều này có thể làm cho tình trạng bệnh dễ kiểm soát hơn.

thuốc chống lo âu cho người đột quỵNhững trường hợp tâm lý bất ổn nghiêm trọng sau đột quỵ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân

2. Người nhà

Trong việc phục hồi tâm lý cho bệnh nhân sau đột quỵ thì yếu tố gia đình rất quan trọng, trong đó người trực tiếp chăm sóc đóng vai trò then chốt, bởi người bệnh rất cần được quan tâm và trò chuyện thường xuyên hơn.

động viên bệnh nhân đột quỵNgười nhà nên thấu hiểu và động viên bệnh nhân đột quỵ giúp họ ổn định tâm lý

Đa số, người bệnh sẽ có tâm lý muốn tự tử, mặc cảm vì sợ làm gánh nặng cho gia đình, con cháu, vì vậy khi chăm sóc người nhà không nên cáu gắt, hay có hành vi ứng xử không phù hợp, hoặc đừng tạo áp lực thêm khiến bệnh nhân chán nản, buồn rầu... Hãy cư xử khéo kéo để tạo sự thoải mái, tin tưởng cho bệnh nhân.

Ngoài ra, người nhà cũng cần khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc đúng giờ, đúng liều và theo chỉ định; tích cực tập vật lý trị liệu, bởi việc kiên trì luyện tập, điều trị vẫn tốt hơn là không làm gì cả.

Tích cực động viên bệnh nhân, luôn khiến bệnh nhân cảm thấy gia đình là mái ấm hạnh phúc.

Luôn luôn hướng cho bệnh nhân đến những điều tốt đẹp khi phục hồi sau đột quỵ. Hãy giúp họ nhìn vào mặt tốt của vấn đề, đừng đánh mất hy vọng, niềm tin.

>> Mời xem thêm: Tập ngôn ngữ cho bệnh nhân sau đột quỵ - dành cho người nhà bệnh nhân

3. Bản thân người bệnh

Dù cho bác sĩ hay gia đình có nỗ lực đến mấy để giúp bệnh nhân điều trị tâm lý sau đột quỵ, nhưng họ lại không chịu phối hợp thì khả năng phục hồi sẽ rất kém. Do đó, quan trọng hơn hết vẫn là ở ý chí của bản thân người bệnh.

sống vui vẻ giúp ổn định tâm lý sau đột quỵBệnh nhân đột quỵ nên suy nghĩ thích cực và sống lạc quan, vui vẻ hơn

Để vượt qua được những tâm lý bất ổn, người bệnh cần làm những việc cụ thể như sau:

- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

- Có thể tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm để được cảm thông, chia sẻ.

- Không nên giữ nỗi buồn trong lòng, và đừng nghĩ mình cô đơn, không có ai thấu hiểu.

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không bỏ bữa và đặc biệt tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

- Sẵn sàng yêu cầu hỗ trợ, cố gắng duy trì sinh hoạt hằng ngày

- Cố gắng tự mình tập luyện thể dục sẽ đạt hiểu quả cao hơn. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không không cử động được tay chân thì hãy nhờ đến nhân viên vật lý trị liệu nhằm tránh cứng khớp, chống lở loét.

- Tự thưởng cho bản thân về những tiến bộ đã đạt được.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X