Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị suy giảm nhận thức, giải pháp nào hiệu quả?

Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, suy giảm nhận thức có thể dẫn đến thiếu ổn định cảm xúc và khó kiểm soát hành động, nghiêm trọng hơn là chuyển thành sa sút trí tuệ thực sự. Vậy rối loạn nhận thức là gì, làm sao phân biệt với suy giảm trí nhớ hậu COVID-19? Điều trị rối loạn nhận thức, bắt đầu từ đâu? Tất cả thắc mắc này đã được được BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống nhất TPHCM giải đáp trong bài viết sau.

Phần 1: Suy giảm nhận thức và “sương mù não” hậu COVID-19, làm sao phân biệt?

1. Suy giảm nhận thức có phục hồi được hoàn toàn không?

Suy giảm nhận thức liệu có khả năng phục hồi hay bệnh sẽ ngày càng diễn tiến nặng hơn, người bệnh phải “chung sống” suốt đời? Những trường hợp nào sẽ có cơ hội hồi phục cao hơn thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời: Sa sút trí tuệ là một giai đoạn của quá trình suy giảm nhận thức. Trước giai đoạn sa sút trí tuệ, có một giai đoạn được gọi là suy giảm nhận thức nhẹ. Theo đó, để người bị suy giảm nhận thức nhẹ không tiến triển thành giai đoạn sa sút trí tuệ là một vấn đề rất quan trọng.

Đầu tiên, chúng ta phải xác định được người đó có yếu tố nguy cơ nào làm cho suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Thứ hai, cần xác định được cơ chế gây bệnh là gì. Như đã trình bày, suy giảm nhận thức có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như lão hóa thần kinh. Đối với trường hợp lão hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, việc can thiệp chỉ ở một mức giới hạn nào đó bởi sau quá trình suy giảm nhận thức nhẹ có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ ở bệnh nhân có thoái hóa thần kinh.

Tuy nhiên, ở một số bệnh lý khác như suy giáp, trầm cảm hoặc đột quỵ thì chúng ta có thể làm ngăn cản được diễn tiến từ suy giảm nhận thức nhẹ tiến đến sa sút trí tuệ.

Như vậy, chúng ta phải đi vào yếu tố nguy cơ suy giảm nhận thức có thể tiến đến sa sút trí tuệ. Theo đó, tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng đầu, cũng là yếu tố không thể can thiệp được. Mặt khác, những yếu tố khác cũng có thể khiến người bệnh tiến đến sa sút trí tuệ, chẳng hạn như: yếu tố nguy cơ mạch máu, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, bệnh lý về nội tiết như suy giáp hoặc những bệnh lý về thần kinh như bệnh lý mạch máu não, thiếu vitamin (chẳng hạn như vitamin B12). Do đó, nếu chúng ta can thiệp được, kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ này thì sẽ cũng góp phần làm ngăn chặn tình trạng sa sút trí tuệ.

Nói tóm lại, nếu chúng ta đánh giá, xác định được những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ ở một người suy giảm nhận thức mà có thể can thiệp được thì chúng ta sẽ ngăn ngừa được khả năng tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Với sự tư vấn gãy gọn, đúng trọng tâm, chương trình tư vấn cùng BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga thu hút sự theo dõi của nhiều khán thính giả từ người trẻ đến người lớn tuổi

2. Giải pháp nào tối ưu và an toàn trong điều trị suy giảm nhận thức?

Hiện nay có những giải pháp nào để điều trị suy giảm nhận thức, thưa BS? Trong đó, giải pháp nào là tối ưu về hiệu quả và an toàn nhất cho người bệnh?

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời: Có rất nhiều biện pháp khác nhau để can thiệp điều trị cho bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định được cơ chế gây bệnh bằng cách đánh giá xem người bệnh bị giảm nhận thức nhẹ do thoái hóa thần kinh hay do những nguyên nhân khác (thiếu vitamin, suy giáp, trầm cảm hoặc bệnh lý mạch máu não).

Đồng thời, chúng ta phải xác định được yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sa sút trí tuệ ở những người suy giảm nhận thức đó, bao gồm yếu tố nguy cơ về mạch máu, chế độ ăn uống và làm việc không hợp lý, béo phì, hút thuốc lá… để can thiệp sớm.

Ngoài ra, một người suy giảm nhận thức nhẹ cũng sẽ gặp những vấn đề về trí nhớ. Khi đó, chúng ta vẫn phải can thiệp lên những triệu chứng về trí nhớ ở những bệnh nhân đó để vừa ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ, vừa giúp người bệnh cải thiện được chức năng về nhận thức và trí nhớ.

3. Những rào cản thường gặp trong điều trị suy giảm nhận thức?

Những thách thức và rào cản trong điều trị rối loạn suy giảm nhận thức hiện nay mà bác sĩ, người bệnh và thân nhân đang đối diện?

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời: Có thể thấy, suy giảm nhận thức nhẹ là một vấn đề rất phức tạp. Rào cản đầu tiên trong điều trị suy giảm nhận thức đó là vấn đề nhận diện người bệnh có thật sự bị suy giảm nhận thức hay không, họ có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ không hay đã mắc sa sút trí tuệ rồi.

Như vậy, nhận thức của cộng đồng về vấn đề suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ cần được nâng cao để khi người thân có vấn đề về trí nhớ hoặc nhận thức thì chúng ta phải nghĩ ngay đến việc họ có nguy cơ bị suy giảm nhận thức hay sa sút trí tuệ không. Từ đó, cần sớm tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế để được can thiệp kịp thời.

Rào cản thứ hai đó là ngay cả những bác sĩ cộng đồng cũng cần phải nâng cao kiến thức về suy giảm nhận thức, cũng như cách tiếp cận và chẩn đoán trường hợp suy giảm trí nhớ, đánh giá được người bệnh có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ hoặc có yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được hay không. Như vậy, chúng ta cần nâng cao kiến thức của những người bác sĩ tiếp cận đầu tiên với người bệnh đó là bác sĩ gia đình.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải hướng dẫn người đã được chẩn đoán là suy giảm nhận thức. Bởi việc can thiệp, điều trị, cũng như phòng ngừa tiến triển của suy giảm nhận thức rất phức tạp, cần phải can thiệp rất nhiều biện pháp như: chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, phải can thiệp lên yếu tố nguy cơ về mạch máu, ngủ đủ giấc,…

Vì vậy, chúng ta cần phải phối hợp nhiều biện pháp và đòi hỏi sự kiên trì lâu dài. Đồng thời, phải có sự gắn kết của bệnh nhân và gia đình đối với chương trình điều trị để có thể cải thiện được tình trạng suy giảm nhận thức ở người có vấn đề về trí nhớ.

Chương trình tư vấn về chủ đề rối loạn nhận thức với BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga giúp cho bạn đọc hiểu rõ thêm về căn bệnh này để có sự nhận diện đúng mức, mở ra hướng điều trị đủ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh

4. Những sai lầm nào khiến suy giảm nhận thức ngày càng trầm trọng?

Đâu là những thói quen sai lầm trong điều trị khiến tình trạng bệnh dễ tiến triển nặng hơn? Dấu hiệu nào nhận biết bệnh diễn tiến nặng hơn, cần quay lại cơ sở y tế đang điều trị, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga trả lời: Những sai lầm thường gặp có thể xuất phát từ phía người bệnh, người thân, cũng như từ phía thầy thuốc.

Nhiều người thường ngộ nhận rằng tình trạng suy giảm nhận thức hay suy giảm trí nhớ là vấn đề lão hóa bình thường. Tuy nhiên, đây là một quan điểm vô cùng sai lầm. Bởi sa sút trí tuệ hoàn toàn không phải là một quá trình lão hóa bình thường, tức không phải người lớn tuổi nào cũng giảm trí nhớ, lú lẫn. Trên thực tế, vẫn có người 80 - 90 tuổi rất minh mẫn và họ hoàn toàn có thể sinh hoạt, hoạt động bình thường. Vì vậy, một số người bị suy giảm nhận thức có thể do vấn đề về bệnh lý chứ không phải là quá trình lão hóa bình thường.

Một hạn chế khác đó là vấn đề tuân thủ điều trị, quá trình này đòi hỏi bệnh nhân và người thân phải thật sự kiên trì. Với một bệnh nhân khi ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, họ vẫn ý thức được tình trạng suy giảm nhận thức của mình và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự tiến triển đến giai đoạn nặng. Tuy nhiên, ở một người suy giảm nhận thức chuyển qua giai đoạn sa sút trí tuệ, đôi khi người bệnh không nhận thức được bệnh của bản thân, đặc biệt là nếu người nhà không quan tâm.

Một số trường hợp người bệnh không hợp tác, không tiếp tục theo dõi điều trị hoặc từ chối đi khám bác sĩ hoặc người nhà thiếu kiên nhẫn vì thấy rằng điều trị tiếp tục thì nhận thức của bệnh cũng tệ hơn nên không đủ kiên nhẫn để theo đuổi việc điều trị. Song, vấn đề bỏ trị sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh.

Trên thực tế lâm sàng, một số người bệnh bỏ trị, đến khi khám ở bệnh viện thì họ đã chuyển sang giai đoạn lú lẫn, loạn thần, có thể kích động la hét. Khi đó, người thân bắt buộc phải đưa bệnh nhân vào viện.

Cm ơn Nhãn hàng Tanakan đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X