Hotline 24/7
08983-08983

Điều gì xảy ra khi bị viêm não Nhật Bản?

Tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm 1 người mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nâng lên 3 trường hợp ghi nhận từ đầu năm đến nay, đây là tình trạng đáng báo động ở trẻ em. BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi Hội Truyền nhiễm TP.HCM sẽ giải thích về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm não Nhật Bản?

Xin hỏi BS, những nguyên nhân hay yếu tố nào dẫn đến sự bùng phát bệnh viêm não Nhật Bản như vậy ạ? Căn bệnh này diễn ra phổ biến nhất vào thời điểm nào trong năm?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Viêm não Nhật Bản là căn bệnh do virus gây ra, được đạt tên là viêm não Nhật Bản. Loại virus này lây qua mũi chích từ động vật như heo hoặc chim, sau đó lây sang người. Tại Việt nam, đặc biệt khu vực miền Bắc, virus lây lan từ tháng 5 - tháng 10. Còn ở miền nam, virus này có quanh năm.

Tuy nhiên, nhờ có chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bệnh giảm nhiều. Trong một số trường hợp lớn, người bệnh không chích vắc xin hoặc không chích từ khi còn nhỏ, dẫn đến dễ bị viêm não Nhật Bản.

2. Nhóm người nào có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản?

Viêm não Nhật Bản tấn công vào những trẻ nào? Người lớn có mắc phải căn bệnh này không ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Viêm não Nhật Bản xảy ra phần lớn ở trẻ em. Trước đây, viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ từ 5 - 7 tuổi. Bởi vì trong độ tuổi này, trẻ bắt đầu đi chơi và bị muỗi cắn dẫn đến mắc bệnh.

Sau này, nhờ có chương trình tiêm chủng, số lượng trẻ bị viêm não Nhật Bản giảm nhiều do được chích vắc xin khi mới 1 tuổi. Sau đó, trẻ không tiêm mũi nhắc lại nên hiện tại, bệnh thường gặp ở trẻ lớn. Bệnh lý này ít gặp ở người lớn, có thể do từ nhỏ họ đã tiếp xúc với loại virus này nên đã có miễn dịch.         

3. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đã nhiễm viêm não Nhật Bản?

Các dấu hiệu nào cho thấy trẻ nhiễm viêm não Nhật Bản thưa BS? Dấu hiệu nào điển hình mà các bậc phụ huynh cần chú ý để đưa đến bệnh viện ngay?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường, chúng ta chỉ biết đó là tình trạng viêm não. Để xác định trẻ có nhiễm viêm não Nhật Bản, bác sĩ phải làm xét nghiệm máu hoặc dịch não tủy mới biết được kháng thể kháng viêm não Nhật Bản một cách chính xác.

Tuy nhiên, triệu chứng của căn bệnh này xuất hiện khá đột ngột. Trẻ thường sốt cao đột ngột, sau đó đau đầu, nôn ói và đi rất nhanh vào thay đổi tri giác. Sau đó, bị co giật liên tục. Đó là bệnh cảnh điển hình và trẻ có thể tử vong vì suy hô hấp. Nếu trẻ sống sót sẽ để lại rất nhiều di chứng.

4. Các di chứng trẻ phải đối mặt nếu không kịp điều trị viêm não Nhật Bản?

Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản ạ? Các biến chứng nào trẻ sẽ phải đối diện khi mắc căn bệnh này và không được điều trị kịp thời?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường, có khoảng 10 - 30% trẻ mắc viêm não Nhật Bản sẽ bị tử vong tùy theo điều kiện điều trị. Hiện tại điều kiện điều trị đã tốt hơn nên tỷ lệ tử vong giảm. Tuy nhiên, thường bệnh sẽ sảy ra biến chứng suy hô hấp do tổn thương não, phù não khiến trẻ không thở được dẫn đến sốc dây thần kinh.

Sau khi điều trị, giai đoạn sau có thể gặp biến chứng như viêm phổi, viêm phổi bệnh viện, tất cả các tình trạng đó có thể kéo dài. Một số trẻ có thể phục hồi gần như hoàn toàn, nhưng đa số trẻ bị di chứng gồng chi, sống đời sống thực vật. Thậm chí, một số trẻ bị thay đổi tính tình và bị rối loạn tâm thần. Đó là di chứng của viêm não Nhật Bản.

5. Những sai lầm nào cần tránh khi chăm sóc trẻ bị viêm não Nhật Bản?

Thưa BS, trong quá trình chăm sóc một đứa trẻ bị viêm não Nhật Bản, đâu là những sai lầm cần tránh?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Ở thôn quê, khi một em bé bị sốt cao, đau đầu, nôn ói, có thay đổi về tri giác, nhiều người thường áp dụng phương pháp cắt lể. Tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền một thời gian, tình trạng này đã có xu hướng giảm. Sai lầm duy nhất của họ là cắt lể và không chịu đến bệnh viện. Đến bệnh viện càng trễ, khả năng cứu sống cũng sẽ giảm. 

6. Làm sao để phòng ngừa viêm não Nhật bản?

Làm sao để phòng ngừa viêm não Nhật Bản, thưa BS? Đặc biệt là khi bệnh đang có dấu hiệu bùng phát như hiện nay, tiêm vắc xin có kịp thời?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Viêm não Nhật Bản không có được miễn dịch cộng đồng nếu chỉ có một số người chích ngừa, chỉ phòng ngừa được trên những người đã chích vắc xin. Bệnh lý này không giống đại đa số các bệnh như: viêm màng não, bệnh cúm, sởi… một người chích vắc xin nhưng có thể phong ngừa được một vài người.

Còn với viêm não Nhật Bản, những người không chích ngừa, khi tiếp xúc với heo, chim, nơi có muỗi ở thửa ruộng… có khả năng sẽ bị viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản được chích ngừa trong chương trình tiêm chủng mở rộng và chích 3 mũi. Hai mũi khi trẻ 1 tuổi, mỗi mũi cách khoảng 2 tuần, một năm sau chích nhắc lại. Lúc đó trẻ khoảng 2 - 3 tuổi. Miễn dịch chỉ kéo dài 4 - 5 năm, do đó, 3 - 4 năm sau phải tiêm nhắc lại một lần và chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ đủ sức phòng ngừa đến một mức nhất định, chính vì vậy, việc tiêm nhắc lại vô cùng quan trọng.

7. Mối liên hệ giữa viêm não Nhật Bản và viêm não - màng não là gì?

Hiện nay, tại Hà Nội, số lượng trẻ mắc viêm não - màng não phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có xu hướng gia tăng. Xin hỏi BS tình trạng này với viêm não Nhật Bản có giống nhau?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi một đứa bé nhập viện, các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bé bị viêm màng não. Cần phải làm xét nghiệm mới biết được tác nhân.

Tuy nhiên, trong mùa này, chúng ta phải làm rõ tác nhân nào gây viêm não Nhật Bản và cần phải chờ một thời gian để bệnh viện tìm ra được tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, có rất nhiều tác nhân gây viêm màng não như siêu vi do đường ruột, tay chân miệng…

8. Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản liệu có phòng được viêm não - màng não?

Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản có phòng tránh được các tình trạng viêm não - màng não? Để phòng tránh hết các bệnh viêm não - màng não, trẻ cần tiêm đủ các loại vắc xin nào ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ có thể phòng ngừa được virus gây viêm não Nhật Bản, các tác nhân khác không thể phòng ngừa được.

Bệnh lý màng não có nhiều loại vắc xin như: vắc xin 6 trong 1, có thể ngừa được viêm não do HIV; vắc xin phế cầu có thể phòng ngừa viêm não do phế cầu. Một số bệnh lý khác như: viêm màng não do não mô cầu cũng có vác xin ngừa bệnh. Còn những loại sêu vi khác như thủy đậu, cúm, sởi cũng có thể gây viêm não. Các tác nhân có vắc xin, chúng ta đều có thể tiêm được.  

9. Các biểu hiện nào cảnh báo viêm não - màng não, cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nhờ BS đưa ra cảnh báo, khi có các biểu hiện nào cho thấy cảnh báo viêm não - màng não cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Trong bệnh lý viêm não - màng não, phụ huynh cần lưu ý, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng. Những triệu chứng ban đầu sẽ giống các loại siêu vi khác như sốt, đau đầu, nôn ói. Những tác nhân siêu vi, cảm khác cũng xảy ra tương tự. Nếu tình trạng nôn ói và đau đầu ngày càng nhiều, cần nghĩ ngay đến viêm màng não và đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Nếu trẻ có xuất hiện thêm thay đổi về tri giác, trẻ không còn lanh lẹ mà bị li bì hoặc co giật, thậm chí hôn mê… cần phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Viêm não - màng não phải dược điều trị ở các bệnh viện tuyến trên, không nên đi các nơi khác. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo, phải đưa trẻ đi ngay.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X