Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao mắt ngứa, đỏ, đổ nhiều ghèn sau khi đeo lens?

Câu hỏi

Thưa BS, Em bị cận được 5 năm, mới đây em thay kính thường sang kính áp tròng, gần được 5 tháng và cũng mới thay cặp lens mới, nhưng không hiểu sao 1 bên mắt của em hay bị ngứa và lâu lâu có bị đỏ. Bây giờ em có giảm sử dụng, nhưng khi mang vào có lúc ra ghèn rất nhiều (nhiều hơn bây giờ và sệt). Cho em hỏi có phải do lens của em mang có vấn đề phải không ạ?

Trả lời
Đeo kính áp tròng cho mắt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đeo kính áp tròng cho mắt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Kính áp tròng được xem như một dị vật đối với mắt, dù ít hay nhiều cũng làm xáo trộn tính chất sinh học của nhãn cầu và gây ra những biến chứng. Một số biến chứng do sử dụng kính áp tròng mềm có thể là khô mắt, thiếu oxy giác mạc, tân mạch giác mạc, thay đổi độ cong giác mạc, viêm kết mạc, viêm giác mạc…

Nếu tật khúc xạ của em không bắt buộc phải đeo kính áp tròng em có thể chuyển sang kính gọng để giảm thiểu tối đa các biến chứng này.

Thời gian đeo kính áp tròng mỗi ngày không nên quá 8 tiếng, nên vệ sinh kính sạch sau mỗi lần sử dụng, thay kính đúng thời hạn và sử dụng nước nhỏ mắt chuyên dùng cho người đeo kính áp tròng em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Kính áp tròng ngày nay không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho người bị tật khúc xạ mà còn dần trở thành một phụ kiện làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Không ai có thể phủ nhận được sự tiện lợi của kính áp tròng.

Đeo kính áp tròng quá lâu hoặc đeo ngay cả trong lúc ngủ không hề có lợi cho mắt.

Kính áp tròng không được thiết kế để sử dụng lâu như vậy. Khi bạn đeo kính áp tròng càng lâu, lượng oxy mà mắt nhận được sẽ càng ít. Do đó, đeo kính áp tròng quá lâu có thể dẫn đến một số vấn đề khá nghiêm trọng như giảm sức đề kháng của mắt, ký sinh trùng ăn mòn giác mạc,… hay thậm chí mù mắt vĩnh viễn khi đeo kính áp tròng có màu.

Bạn nên sử dụng và vệ sinh kính áp tròng đúng cách. Mặc dù có rất nhiều loại kính khác nhau và mỗi loại lại có một cách bảo quản riêng, nhưng nhìn chung bạn nên:

- Sử dụng kính áp tròng trong khoảng thời gian bác sĩ quy định;
- Vệ sinh loại kính này thường xuyên và rửa tay sạch trước khi đeo kính;
- Khử trùng kính theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Đo thị lực và khám mắt thường xuyên. Nếu không khám mắt thường xuyên, bạn có thể mắc các bệnh về mắt. Phòng ngừa trước luôn tốt hơn cho thị lực của bạn.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X