Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao đau khớp háng, có tiếng khi cử động và bị tê chân?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, khoảng 6 tháng trước, em đột nhiên bị đau khớp háng dữ dội, uống thuốc vài tuần thì bình thường lại nhưng từ sau đó em nghe có tiếng lụp cụp khi cử động háng, có cảm giác tê chân và ê mông nên đã đến bệnh viện đo điện cơ. Kết quả là tổn thương rễ thần kinh L5, em chụp MRI cột sống thắt lưng thì đĩa đệm tầng L4-L5 và L5-S1 có lồi nhẹ không chèn ép dây thần kinh, bác sĩ có cho thuốc uống nhưng em vẫn bị ê mông và hay tê đau từng cơn xuống chân, liệu có phải em bị viêm cột sống dính khớp không thưa bác sĩ? Em có xét nghiệm định lượng CRP thì ra 0.43 mg/L. Đây là hình X quang của em, liệu em có bị viêm khớp cùng chậu không thưa bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Do chất lượng hình ảnh chụp gián tiếp nên chưa thể khẳng định Xquang có bất thường khớp cùng chậu hay không, ở một vài vị trí nghi ngờ có hẹp khe khớp cùng chậu. Tuy nhiên, phần mô tả triệu chứng của em lại không thấy có dấu hiệu nào liên quan đến viêm cột sống dính khớp. Trong một số trường hợp viêm cột sống dính khớp vẫn có CRP thấp, do đó em nên tới trực tiếp bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để bác sĩ thực hiện các nghiệm pháp thăm khám và xác định chẩn đoán em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Đau khớp háng và vùng mông khi tập đá ngang có sao không BS?

>> Đi xe máy, đau khớp háng khi chống chân, nguyên nhân do đâu?

Đau khớp háng là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở vùng háng, phần khớp giữa đùi và hông. Các cơn đau thấy rõ nhất khi vận động hoặc làm việc. Tỷ lệ bệnh gặp ở nữ giới cao gấp 8 lần nam giới.

Tây Y chữa đau khớp háng bằng thuốc giảm đau và phẫu thuật.

- Dùng thuốc giảm đau: Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như: aspirin, ibuprofen, naproxen…giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng thuốc này liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sỹ kê đơn. Tuy nhiên, người bị đau khớp háng cũng nên chú ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như: buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày… Cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu trên.

- Sử dụng một số thực phẩm chức năng có thể sử dụng bổ sung như: glucosamine, chondrotin… Tuy nhiên tác dụng của một số loại thực phẩm chức năng vẫn đang gây tranh cãi.

- Phẫu thuật: Bằng các biện pháp điều trị bảo tồn như trên nếu tình trạng đau không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là biện pháp điều trị đau khớp háng khá hiệu quả. Tuy nhiên, đối với người già thì phương pháp này khá rủi ro, có thể để lại nhiều di chứng sau phẫu thuật.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X