Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Tính chất phân thay đổi liên tục, báo hiệu bệnh lý ác tính?
Câu hỏi
Em là nam, năm nay 21 tuổi. 4 tháng trước em không có cảm giác đại tiện nên bụng căng chướng lên rất khó chịu đi ngoài không ra phân phải rặn mót... rặn nhưng ra rất ít phân. Rồi sau 1 tháng thì em bị đại tiện phân sống có nhầy. Đầu phân thì nhỏ vón cục cứng cuối phân thì nát. Cảm giác đi không hết phân phải rặn. Bụng đau âm ỉ ở hố chậu phải và mạn sườn phải. Rồi sau 1 tháng gần tới đây thì em bị đau bụng tiêu chảy vào sáng sớm, phân lỏng, đi rất ít phân. Bụng cứ căng cứng vùng hố chậu phải và mạn sườn phải cứng ở vùng rốn bên phải. Có lúc đau quặn, có khi đi ngoài phân toàn chất nhầy. Em sợ ung thư, lo lắng cả mấy tháng trời. Người em gầy sụt 4kg. Em ra BV Bạch Mai khám BS cho nội soi đại tràng, dạ dày và siêu âm ổ bụng. Kết quả đại tràng bình thường. Dạ dày bị viêm rải rác niêm mạc. Siêu âm ổ bụng bình thường. BS kết luận IBS và viêm dạ dày. Nhưng về em uống thuốc thì vẫn bị đau hố chậu phải và mạn sườn phải bị ngứa râm ran khắp tay chân và người và tiêu chảy. Mong BS tư vấn. (Anh C. - cngon…@gmail.com)
Trả lời
Chào em,
IBS là viết tắt của từ Irritable Bowel Syndrome, đây là bệnh lý rối loạn nhu động đại tràng hay rối loạn co thắt đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp, thường gây ra rối loạn tiêu hóa, hay gặp nhất là đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón có liên quan đến thức ăn. Tuy vậy, bệnh không gây ra tổn thương thực thể ở ruột già.
Em đã đến BV khám và làm đầy đủ các xét nghiệm bao gồm cả nội soi dạ dày và nội soi đại tràng, kết quả kiểm tra không có dấu hiệu gì bất thường, nhiều khả năng em thật sự bị hội chứng ruột kích thích.
Dù bệnh này không gây tổn thương ở ruột, nhưng việc điều trị lại rất khó, vì tùy thuộc vào người bệnh là chính, thuốc chỉ hỗ trợ điều chỉnh triệu chứng và loại trừ yếu tố thúc đẩy. Một số yếu tố liên quan tới hội chứng ruột kích thích như một vài loại thực phẩm nhất định (tùy theo từng người), căng thẳng lo âu, thay đổi nội tiết, một số bệnh lý (viêm nhiễm dạ dày ruột).
Do vậy, em nên tránh lo âu, suy nghĩ căng thẳng, kiểm soát cảm xúc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ, nên tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ, rau xanh và hoa quả, nên tập luyện các môn giúp thư giãn như dưỡng sinh, yoga,…
Ngoài ra, trong trường hợp gặp cơn đau bụng nhiều, tiêu chảy, táo bón liên tục, trầm cảm, mất ngủ, lo lắng quá nhiều… thì phải sử dụng thuốc theo chỉ định của BS chuyên khoa và tái khám theo hẹn để BS chỉnh thuốc cho phù hợp.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình