ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Kính gửi BS Trần Ngọc Lưu Phương, Em đi xét nghiệm máu: IONOGRAMME: Na: 131.7 L (khi mức bình thường là 132 – 145 mmol/L). BS vui lòng giải thích giúp chỉ số trên có ý nghĩa như thế nào? Mức thấp như vậy có nguy hiểm? Nên làm gì để cải thiện chỉ số này? Em bị viêm gan siêu vi B (HBsAg; POS Index=>1000.0). Đồng thời cũng bị 1 viên sỏi khoảng 7mm. Tình trạng gan của em có nguy hiểm không? Em cần làm gì để giữ kháng thể men gan tốt, không chuyển qua viêm gan siêu vi C hoặc ung thư gan, thưa BS? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe BS! (Nguyễn Thị Xuân, 33 tuổi)
ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nguyên nhân thường gặp nhất là do em quá kiêng muối hoặc trước đó em bị tiêu chảy, nôn ói hay ăn uống kém. Mặc dù sức khỏe của em đã hồi phục rồi, nhưng lượng muối ăn uống vào vẫn chưa kịp bù trừ lại.
Ngoài ra còn do xơ gan, suy tim, suy thận, viêm cầu thận làm ứ đọng một số lượng nước trong cơ thể chúng ta gây phù thũng ở chân, ở bụng, ở mặt, đồng thời làm pha loãng nồng độ muối trong máu.
Một nguyên nhân khác nữa là do em uống một số thuốc (thuốc lợi tiểu của Tây y) và một vài loại thảo dược của Đông Y có tính chất gây lợi tiểu nhẹ cũng có thể làm mất chất muối trong cơ thể.
- Mức nào thì nguy
hiểm?
Thông thường chỉ số thấp (dưới 125, đặc biệt là dưới 120) là có thể nguy hiểm vì có thể làm phù nề não.
- Trị số của em không có gì đáng lo ngại nếu em không bị phù. Em nên xem lại cách ăn uống và sử dụng thuốc của mình. Thông thường, em chỉ cần ăn mặn hơn trong vài ngày là bù đủ lại lượng muối thiếu hụt này.
Về vấn đề viêm gan của em, BS xin trả lời như sau:
- Thứ nhất viêm gan siêu vi B không chuyển qua viêm gan siêu vi C. Siêu vi viêm gan A, B, C là 3 loại siêu vi trùng khác nhau cùng có khả năng tấn công lá gan của chúng ta và gây bệnh viêm gan siêu vi . Sỡ dĩ người người ta đặt là A, B, C là do thứ tự phát hiện ra loại siêu vi.
Tức là đầu tiên
người ta chỉ tìm ra 1 loại siêu vi viêm gan A, sau này tìm ra một loại mới
người ta đặt tên nó là siêu vi viêm gan B. Do đó, hoàn toàn không có chuyện bị
viêm gan siêu vi A sẽ chuyển sang viêm gan siêu vi B, rồi bị viêm gan siêu vi
B sẽ chuyển sang viêm gan siêu vi C, em nhé.
Trên thực tế chúng tôi đã gặp những người bị mắc cả 2 bệnh là viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C. Lúc này nguy cơ xơ gan và ung thư gan rất cao.
- Trường hợp của em
với xét nghiệm HBsAg (+) (pos index: 1000) chứng tỏ em đã bị nhiễm siêu
vi viêm gan B . Tuy nhiên bị nhiễm cấp tính gần đây hay đã bị nhiễm
mãn tính từ lâu rồi thì chưa biết rõ, cần được bác sĩ khám bệnh và làm thêm xét
nghiệm.
Nhưng qua thư em hỏi, tôi có cảm giác là em đi kiểm tra sức khỏe tình cờ phát hiện, do đó nhiều khả năng em đã bị nhiễm mãn tính từ lâu rồi.
Để biết tình trạng
nhiễm mãn tính siêu vi viêm gan B này của em có gây viêm gan mãn hay chưa, em
cần được bác sĩ thăm khám kỹ và làm thêm một số xét nghiệm men gan, chức năng
gan, sự nhân đôi của siêu vi viêm gan B (nói nôm na là sự sinh đẻ của siêu vi)
(HBV-DNA) và các dấu ấn khác của siêu vi viêm gan B (HBeAg, AntiHBe),
siêu âm gan, đo độ đàn hồi của gan.
Đa số các trường hợp nhiễm mãn tính này là
ở dạng người lành mang mầm bệnh (tức là nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính nhưng
không gây viêm gan mãn).
Lúc này em chỉ cần một lối sống khỏe mạnh ăn nhiều rau xanh, không nên uống rượu bia, không nên dùng kháng sính hay thuốc giảm đau lung tung vì dễ gây độc cho gan. Theo dõi tái khám, xét nghiệm máu, siêu âm gan định kỳ mỗi 6-12 tháng/lần
* Về vấn đề sỏi gan của em:
- Em không nói rõ là sỏi gan hay ống mật hay sỏi túi mật nên tôi cũng khó tư vấn cụ thể cho em.
- Tuy nhiên bệnh sỏi gan hay sỏi mật là bệnh độc lập với bệnh viêm gan siêu vi. Bệnh sỏi gan hay sỏi mật chỉ gây tắc nghẹt đường mật và vàng da hoặc nặng hơn là làm nhiễm trùng đường mật và gần như không ảnh hưởng gì nhiều đến chức năng gan hay gây xơ gan.
Thân chào em,
Tiếp theo sự
cộng tác rất hiệu quả với báo Tuổi trẻ, Phụ Nữ TPHCM,
VNEpress.net...ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương, Phó Khoa Nội tiêu hóa BV
Nguyễn Tri Phương, Giảng viên Đại học Y Phạm Ngọc Thạch chính thức nhận
lời tư vấn cho bạn đọc AloBacsi.vn về Tiêu hóa - Gan mật. Thay mặt bạn đọc AloBacsi.vn chân thành cảm ơn tấm lòng và sự nhiệt tình của ThS. BS Trần Ngọc Lưu Phương.
Th.S BS Trần Ngọc Lưu Phương đã trực tiếp điều trị thành công nhiều ca bệnh tiêu hóa phức tạp.
Bằng những kinh nghiệm từ thực tế của mình, chắc chắn bác sĩ sẽ giúp tháo gỡ thắc mắc, hỗ trợ điều trị cho bạn đọc.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi để được Th.S BS Trần Ngọc Lưu Phương tư vấn trực tuyến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình