-
Tắm nước lá khi trẻ bị chàm sữa có hiệu quả không?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Mẹo dân gian hướng dẫn giã các loại rau đắp lên da cho bé hoặc tắm nước lá khi trẻ bị chàm sữa có hiệu quả không, có nên áp dụng không ạ?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Theo mẹo dân gian là giã các loại rau đắp lên da hoặc tắm cho trẻ bằng lá chè xanh, lá trầu không, lá rau đắng, khoai tây, hay lá ổi,… là những nguyên liệu dân gian được nhiều bậc cha mẹ sử dụng để điều trị chàm sữa cho con.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hay sự khẳng định nào từ các nhà khoa học hoặc chuyên gia y tế đảm bảo phương pháp này đem lại hiệu quả tốt trong điều trị chàm sữa cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ có cơ địa dị ứng thì tình trạng kích ứng da, bệnh không hết mà sẽ diễn biến nặng hơn thêm. Do đó, để an toàn cho trẻ, cha mẹ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hay sự khẳng định nào từ các nhà khoa học hoặc chuyên gia y tế đảm bảo phương pháp này đem lại hiệu quả tốt trong điều trị chàm sữa cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ có cơ địa dị ứng thì tình trạng kích ứng da, bệnh không hết mà sẽ diễn biến nặng hơn thêm. Do đó, để an toàn cho trẻ, cha mẹ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Theo bác sĩ cao cấp Nguyễn Văn Lộc - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là tình trạng viêm da mạn tính và không có tính chất lây lan. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ dị ứng với: - Môi trường bên ngoài: thời tiết, nhiệt độ, môi trường, lông động vật… - Môi trường bên trong: Thay đổi quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. - Thực phẩm: sữa mẹ, trứng, sữa, đạm bò… Có trường hợp bé bị dị ứng sữa mẹ cần phải mang sữa mẹ đi test sữa tại các bệnh viện và tách đạm - tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Một yếu tố khác cũng khiến bé bị chàm sữa là do di truyền. Nếu trong gia đình (cha, mẹ) thường xuyên mắc phải bệnh lý: mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết, hen suyễn… thì bé cũng dễ dàng mắc bệnh. Để nhận biết chàm sữa, bác sĩ Lộc “mách” cha mẹ nên nhìn vào thực tế biểu hiện của bệnh. Chẳng hạn như, khi thấy da con đột nhiên xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mày và tróc vảy. Vị trí thường ở mặt, hai bên má, đối xứng, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi... Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu… Chắc chắn bé đã mắc phải chàm sữa và cần được cha mẹ chăm sóc với chế độ đặc biệt. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình